04:17 15/04/2015

Chiêm ngưỡng hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Nga

Hiện các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đang được rất nhiều nước ưa chuộng và ngỏ ý muốn mua về để phát triển công nghiệp quốc phòng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/4 đã kí một bản thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran. Nga là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Hiện các hệ thống phòng thủ của Nga đã được rất nhiều nước ưa chuộng và yêu cầu mua về để phát triển công nghiệp quốc phòng.

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 được thiết kế nhằm phòng thủ các tên lửa đạn đạo và máy bay. S-300 lần đầu tiên được lực lượng phòng không Soviet đưa vào sử dụng năm 1979.


Hệ thống này hoàn toàn được điều khiển tự động. Chúng có thể ở ngay gần hoặc cách đài chỉ huy trung tâm đến 40 km. Mỗi radar phát ra từ hệ thống có thể xác định các loại hình mục tiêu để truyền thông tin dữ liệu về cho đài chỉ huy trung tâm. Lúc đó cơ sở này có nhiệm vụ so sánh dữ liệu và đưa ra những lệnh khai hỏa phù hợp.


Ngoài Nga, S-300 còn được triển khai sử dụng tại Đông Âu và châu Á. Hiện Iran đang mong muốn Nga sẽ chuyển giao hệ thống S-300 trước cuối năm 2015.


Một phiên bản tân tiến hơn của S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không S-400. Một tổ hợp S-400 thông thường sẽ bao gồm ít nhất 8 bệ phóng cùng 32 quả tên lửa và một đài chỉ huy trung tâm di động.


Hiện S-400 chỉ được sử dụng giới hạn trong lực lượng vũ trang Nga. Năm 2009, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đều ngỏ ý muốn mua tổ hợp tên lửa tối tân nay của Nga. Ngày 13/4, Tổng giám đốc điều hành công ty buôn bán vũ khí trực thuộc chính phủ Nga khẳng định Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mua S-400 của mình.


Pantsir-S1 là một tổ hợp tên lửa-pháo phòng không tầm ngắn và tầm trung. Chúng sử dụng tia radar trong việc dò sóng cũng như lần theo dấu vết mục tiêu.


Pantsir-S1 còn có một tên gọi khác do NATO đặt là SA-22 Greyhound.


9K35 Strela-10 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn có tính di động cao.

9K22 Tunguska là vũ khí phòng không tự hành được trang bị hệ thống tên lửa và pháo đất đối không. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là phá hủy và ngăn chặn các loại hình phương tiện tấn công từ trên không.


Hệ thống tên lửa Tor đất đối không tầm ngắn được thiết kế để ngăn chặn chiến đấu cơ, trực thăng, vũ khí điều khiển chính xác, máy bay không người lái và các mối đe dọa tầm ngắn.



Hồng Hạnh (theo TASS)