02:16 03/02/2015

Cây trồng công nghệ sinh học tiếp tục tăng trưởng trong năm 2014

Trong năm 2014, đã có 181,5 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học được canh tác trên toàn cầu, tăng hơn 6 triệu ha so với năm 2013, theo báo cáo vừa được Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), công bố.

Ngày 3/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo " Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen 204". Hội thảo do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Cơ quan Dịch Vụ quốc tế về Khuyến khích và Ứng dụng CNSH trong Nông nghiệp (ISAAA) phối hợp tổ chức, nhằm  công bố báo cáo thường niên về tình hình ứng dụng cây trồng biến đổi gen trên thế giới đến năm 2014 và những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ này trong việc phát triển nông nghiệp cũng như lợi ích của người nông dân.


TS Trịnh Khắc quang, Quyền giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Sự phát triển vươt trội

Trong năm 2014, đã có 181,5 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học được canh tác trên toàn cầu, tăng hơn 6 triệu ha so với năm 2013, theo báo cáo vừa được Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), công bố.


Quang cảnh hội thảo.


Với sự tham gia của Bangladesh, có tổng cộng 28 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học trong năm qua. Cây trồng công nghệ sinh học được triển khai tại 20 nước phát triển và 8 nước công nghiệp, đại diện cho hơn 60% dân số thế giới.


TS. Clive James trình bày báo cáo


“Tổng lũy kế diện tích cạnh tác các loại cây trồng Công nghệ sinh học trong giai đoạn 1996 – 2014 nhiều hơn 80% tổng diện tích đất của Trung Quốc”, Tiến sỹ Clive James, tác giả của báo cáo, người sáng lập và Chủ tịch danh dự của ISAAA, chia sẻ, “tổng diện tích toàn cầu đã tăng hơn 100 lần so với năm đầu tiên canh tác cây trồng công nghệ sinh học”.


Diện tích canh tác toàn cầu tăng 6 triệu ha.

Đã phê chuẩn Cà tím và Khoai tây hướng đến sự quan tâm của người tiêu dùng



Từ năm 1996, hơn 10 loại cây trồng CNSH cung cấp lương thực và chất xơ đã được phê chuẩn và thương mại hóa trên toàn thế giới. Trong các loại cây trồng CNSH có các cây trồng chủ lực như ngô, đậu tương và bông, và các loại cây ăn quả và cây rau như đu đủ, cà tím và gần đây nhất, khoai tây. Các tính trạng của các loại cây trồng này giải quyết các vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến người tiêu dùng và sản xuất của nông dân, trong đó có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh, kháng thuốc trừ cỏ, dinh dưỡng và chất lượng cao. Cây trồng công nghệ sinh học góp phần làm cho hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững hơn và tạo ra các thích ứng hiệu quả trước những thách thức của biến đổi khí hậu.


Theo báo cáo, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu sản xuất với 73,1 triệu ha. Tăng 3 triệu ha - tốc độ tăng trưởng 4 % - từ năm 2013, Hoa Kỳ được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất, vượt qua Brazil là nước có mức tăng trưởng hàng năm cao nhất trong giai đoạn 5 năm trước đây.


Báo cáo cũng nêu bật những lợi ích quan trọng của công nghệ sinh học, bao gồm xoá đói giảm nghèo bằng cách cải thiện thu nhập của các hộ nông dân nhỏ ở các vùng nghèo tài nguyên trên toàn thế giới. Thông tin mới nhất, chưa chính thức trên toàn cầu cho thấy trong giai đoạn 1996-2013 cây trồng công nghệ sinh học góp phần làm tăng giá trị sản xuất lên 133 tỷ USD; trong giai đoạn 1996-2012 bằng việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu đã tiết kiệm khoảng 500 triệu kg các hoạt chất. Chỉ tính riêng trong năm 2013, lượng khí thải carbon dioxide quy đổi trong trồng trọt tương đương với việc giảm 12,4 triệu xe ô tô lưu thông một năm.


Những xác nhận này phù hợp với kết quả của một phân tích tổng hợp, được tiến hành một cách nghiêm ngặt bởi các nhà kinh tế Đức, Klumper và Qaim (năm 2014), trong đó kết luận rằng công nghệ GM, sử dụng thuốc trừ sâu giảm 37%, năng suất cây trồng tăng 22%, và lợi nhuận cho nông dân tăng 68% trong giai đoạn 20 năm 1995-2014.


Những phê chuẩn "đắt giá"


Một trong những quốc gia nhỏ và nghèo đói trên thế giới, Bangladesh, đã phê chuẩn cà tím Bt vào tháng 10/2013. Không đến 100 ngày kể từ khi phê duyệt thương mại hóa, đến tháng 1/ 2014, đã có 120 nông dân tham gia trồng tới 12 ha. Cà tím Bt không chỉ mang lại thu nhập cho nông dân nghèo trong cả nước, mà còn giúp nông dân giảm tới 70-90 % lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên loại cây lương thực này. "Phê chuẩn và thương mại hóa kịp thời cho sự kiện cà tím Bt ở Bangladesh đã cho thấy sức mạnh tinh thần và sự ủng hộ từ chính phủ", TS James chia sẻ, "điều này sẽ tạo tiền đề thành công cho các nước nhỏ, nghèo khác để nhanh chóng quảng bá những lợi ích của cây trồng công nghệ sinh học".


Trường hợp của Bangladesh vào năm 2014 tái khẳng định giá trị và thành công của quan hệ hợp tác công-tư. Tính trạng của gen chuyển Bt ở cà tím - một trong những loại rau giàu dinh dưỡng và quan trọng nhất ở Bangladesh - đã được cung cấp bởi công ty Mahyco, Ấn Độ.


"Quan hệ hợp tác công-tư tiếp tục tăng khả năng cung cấp kịp thời các loại cây trồng công nghệ sinh học đã được phê chuẩn ở cấp độ trang trại," James nói. "Quan hệ này sẽ vẫn cần thiết trong những năm tới".


Dự án Ngô sử dụng nước hiệu quả cho Châu Phi (WEMA) là một ví dụ về mối quan hệ hợp tác công-tư. Bắt đầu từ năm 2017, các nước châu Phi được lựa chọn để lên kế hoạch tiếp nhận sự kiện ngô chuyển gen chịu hạn đầu tiên, một loại lương thực cần thiết cho hơn 300 triệu người nghèo ở châu Phi . Tính trạng chuyển gen trong sự kiện này tương tự như sự kiện DroughtGard ™ đã được sử dụng tại Hoa Kỳ, làm cho diện tích canh tác tăng 5,5 lần từ năm 2013 đến năm 2014. Điều này thể hiện sự chấp nhận mạnh mẽ của nông dân đối với sự kiện ngô chuyển gen chịu hạn.


Tại Hoa Kỳ, khoai tây InnateTM đã được phê chuẩn vào tháng 11/2014. Khoai tây Innate có hàm lượng acrylamide, chất có khả năng gây ung thư , thấp hơn khi nấu khoai tây ở nhiệt độ cao.


Hơn nữa, giống khoai tây này đã làm người tiêu dùng hài lòng hơn khi tổn thất về sản lượng đã giảm tới 40% do khoai tây không bị mất màu và thâm khi gọt vỏ. Những đóng góp này sẽ có tác động rất lớn tới an ninh cũng như sự thất thoát lương thực, vấn đề liên tục là điểm nóng trong những thảo luận gần đây về nhu cầu lương thực cho 9,6 tỷ người vào năm 2050 và gần 11 tỷ người vào năm 2100.


Khoai tây là loại lương thực quan trọng đứng thứ 4 trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần nỗ lực liên tục để cải tiến giống khoai tây và loại bỏ những tổn thất gây ra do bệnh hại, côn trùng, cỏ dại, và những yếu tố bất lợi khác.


Áp dụng công nghệ sinh học trong kiểm soát bệnh mốc sương do nấm gây ra, một bệnh rất nguy hiểm ở cây khoai tây trên thế giới, đã được khảo nghiệm đồng ruộng tại Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia. Bệnh mốc sương là nguyên nhân của nạn đói tại Ai Len năm 1845 làm 1 triệu người chết. Kiểm soát bệnh do virus và bọ cánh cứng Colorado, một loại côn trùng gây hại nguy hiểm bằng cây trồng công nghệ sinh học hiện nay đã sẵn sàng, nhưng chưa được triển khai.


 Phát triển đa diện


Ở Châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu các nước đang phát triển trong việc triển khai cây trồng công nghệ sinh học với lần lượt 3,9 triệu hecta và 11,6 triệu hecta canh tác vào năm 2014.


Tỷ lệ áp dụng của bông công nghệ sinh học ở Trung Quốc tăng từ 90% lên 93% năm 2014, trong khi canh tác đu đủ kháng virus tăng gần 50%. Hơn 7 triệu tiểu nông trong nước tiếp tục được hưởng lợi từ cây trồng công nghệ sinh học và số liệu kinh tế mới nhất cho thấy nông dân nước này đã thu được 16,2 tỷ USD từ việc áp dụng công nghệ sinh học vào năm 1996.


Theo báo cáo, Ấn Độ thu hoạch 11,6 triệu hecta bông Bt với tỷ lệ áp dụng là 95%. Các nhà kinh tế học người Anh, Brookes và Barfoot đã đánh giá rằng Ấn Độ đã cải thiện thu nhập của nông dân từ bông Bt tăng khoảng 2,1 tỷ USD chỉ trong năm 2013. Các nước đang phát triển Việt Nam và Indonesia đã phê chuẩn một số loại cây trồng công nghệ sinh học và thương mại hóa bắt đầu từ năm 2015. Các sự kiện ngô lai chuyển gen được nhập khẩu và canh tác tại Việt Nam và sự kiện mía chịu hạn được canh tác tại Indonesia.


Với 2,7 triệu hecta canh tác năm 2014, Nam Phi được đánh giá là nước đang phát triển dẫn đầu trong áp dụng cây trồng công nghệ sinh học tại Châu Phi. Diện tích bông Bt ở Sudan đã tăng xấp xỉ 50% năm 2014 và nhiều quốc gia Châu Phi bao gồm Cameroon, Ai Cập, Ghana, Kenya, Malawi, Nigeria và Uganda đã triển khai các khảo nghiệm đồng ruộng một số loại cây trồng CNSH vì người nghèo như lúa, ngô, lúa mỳ, cao lương, chuối, sắn và khoai lang. Những cây trồng này góp phần phục hồi và phát triển bền vững, giúp các quốc gia này đối mặt với những thử thách mới của biến đổi khí hậu.


Ở Châu Mỹ La tinh, Brazil được xếp thứ hai, chỉ sau Hoa Kỳ, về diện tích canh tác cây trồng công nghệ sinh học năm 2014. Với 42,2 hecta, tăng 5% so với năm 2013.


Từ năm 1996 tới năm 2013, cây trồng công nghệ sinh học đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực với giá trị ước tính là 133 tỷ USD, giúp giảm nghèo cho hơn 16,5 triệu nông dân và gia đình của họ - hơn 65 triệu người, bao gồm cả những người nghèo nhất thế giới; và giảm tác động đối với môi trường từ sản xuất lương thực và chất xơ bằng việc giảm sử dụng phân bón, tiết kiệm đất và giảm phát thải CO2. Theo Brooks và Barfoot, nhờ có cây trồng công nghệ sinh học, đã sản xuất thêm 441 tấn lương thực, thực phẩm và chất xơ từ năm 1996 tới năm 2013, và nếu chỉ sử dụng cây trồng truyền thống thì cần có thêm 132 triệu hecta đất để tạo ra cùng một lượng sản phẩm này.


M.N