09:08 10/09/2019

Cầu sắt Bình Lợi 117 năm tuổi trước ngày hoàn thành sứ mệnh

Cây cầu sắt hơn 117 năm tuổi chuẩn bị chấm dứt sứ mệnh đưa những đoàn tàu qua sông Sài Gòn khi cầu Bình Lợi mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 9 này.

Chú thích ảnh
Cầu sắt Bình Lợi được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1902. Đây là cây cầu vượt sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).
Chú thích ảnh
Công trình có 6 nhịp với với kết cấu vòm thép, dài 275m. Những thanh dầm, mái vòm của các nhịp cầu dày đặc đinh tán chưa bị hư hại.
Chú thích ảnh
 Cầu có đường bộ dành cho xe 2 bánh ở bên thành cầu.

Chú thích ảnh
Cầu sắt Bình Lợi 117 năm tuổi nhìn từ trên cao, kế bên là cầu sắt Bình Lợi mới được xây dựng và đã hoàn thành hơn 95%. Dự kiến trong tháng 9/2019 sẽ đưa vào chạy thử. 
Chú thích ảnh
Một số thanh gỗ của đường ray đã bị mục, sắt thép của cây cầu hoen gỉ theo thời gian. Cây cầu có ảnh hưởng đến giao thông đường thủy khi độ tĩnh không chỉ 1,8m nên đã xảy ra nhiều vụ tàu thuyền va vào cầu, gây gián đoạn cho tàu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Chú thích ảnh
Sở Giao thông Vận tải đề xuất lên UBND TP Hồ Chí Minh phương án bảo tồn nguyên trạng tại chỗ 2 nhịp cầu phía bờ quận Thủ Đức, trong đó có một nhịp cầu quay. Riêng đối với phần cầu đường sắt bị tháo dỡ phía quận Bình Thạnh được đề xuất giao Trung tâm Quản lý đường thủy nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch đường thủy.
Chú thích ảnh
Đây là nhịp cầu quay 90 độ do hãng thầu Pháp Levalllois Perret thi công (tên của Công ty Eiffel do Gustav Eiffel, kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập).
Chú thích ảnh
Tháp canh nằm bên phải đường ray gần chân cầu phía quận Thủ Đức qua quận Bình Thạnh, bên ngoài mặt tường còn dòng chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948" cũng được lưu giữ, bảo tồn. 
Chú thích ảnh
Trải qua 25 năm làm công việc duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn cho tàu chạy qua cây cầu này, nhân viên đường sắt Nguyễn Văn Hiệp đã không khỏi bùi ngùi khi sắp tới cây cầu sẽ ngưng hoạt động và phải tháo dỡ một phần. "Để phát triển cần phải có cầu mới thay thế nhưng nếu cầu cũ được bảo tồn một phần thì điều đó rất có ý nghĩa với nhiều người dân thành phố nhưng cần phải có kinh phí duy tu, bảo dưỡng hàng năm", anh Hiệp chia sẻ.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhân viên đường sắt Nguyễn Văn Hiệp đảm bảo an toàn cho tàu chạy qua cầu sắt.
Chú thích ảnh
Cầu sắt Bình Lợi có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh và ngành đường sắt Việt Nam.
Mạnh Linh/Báo Tin tức