12:15 14/12/2012

Cận cảnh quá trình làm mắt giả

Đối với một người, việc mất đi đôi mắt do bệnh tật, chấn thương hay tai nạn, có thể khiến người đó suy sụp cả về thể chất lần tinh thần.

Đối với một người, việc mất đi đôi mắt do bệnh tật, chấn thương hay tai nạn, có thể khiến người đó suy sụp cả về thể chất lần tinh thần.


Tuy không thể khôi phục lại khả năng nhìn, nhưng một đôi mắt giả, giống như mắt thật lại giúp họ bớt mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng sau mất mát của mình.


Ông Gerhard Greiner, một người làm mắt giả tại Munich, Đức đã giúp bao người lấy lại sự tự tin bằng những đôi mắt giả được chế tạo phức tạp.



Cận cảnh những con mắt giả được bày bán tại cửa hàng của ông Gerhard Greiner.


Một cách cẩn thận, ông Greiner mất khoảng một giờ để làm từng con mắt giả. Chúng được làm rất tỉ mỉ để đảm bảo giống với con mắt nguyên thủy của khách hàng đến từng chi tiết như màu của con ngươi, thậm chí cả các mạch máu.


Người nghệ nhân tỉ mỉ từng chi tiết.


Cụ thể, ông đốt nóng một ống thủy tinh nhỏ trên ngọn đèn bunsen. Đến khi thủy tinh nóng chảy thì nhanh tay xoắn hai đầu ống thủy tinh lại, tạo thành một khối cầu nhỏ màu trắng.


Đốt nóng ống thủy tinh...


...sau đó nhanh tay xoắn hai đầu ống lại tạo thành một khối cầu.


Sau đó, ông Greiner đốt nóng các sợi thủy tinh nhiều màu khác nhau rồi chấm vào khối cầu để tạo màu cho con ngươi.


Sợi thủy tinh nhiều màu.


Tạo hình trên lửa ngọn đèn bunsen.


Một con mắt giả được chế tác cầu kì như này có giá khoảng 457USD (khoảng 10 triệu đồng).


Ngày nay, người ta thường làm sẵn một nửa nhãn cầu rỗng để phục vụ cho nhu cầu của những người chỉ bị hỏng phần con ngươi. Tương tự, người ta cũng sản xuất những nhãn cầu hoàn thiện, sau đó sẽ được cấy ghép vào hốc mắt theo yêu cầu của khách hàng.


Gắn mắt giả cho khách hàng.


Bàn tay ông tài hoa đến nỗi khó có thể phân biệt được bên mắt nào là thật, là giả.



Trường hợp sử dụng mắt giả sớm nhất được ghi nhận sau khi các nhà khoa học khai quật một thi thể phụ nữ tại vùng Shahr-I Sokhta, Iran có niên đại khoảng 2,900-2,800 trước Công nguyên.


Con mắt giả này hình bán cầu với đường kính khoảng 2.5cm, được làm bằng vật liệu rất nhẹ, có thể là hỗn hợp nhựa bitum.


Dạng mắt giả nằm trọn trong hốc mắt đầu tiên được người vùng Venice, Ý chế tạo vào cuối thế kỉ 16, từ vàng và men màu.



Hoàng Trang (Theo Dailymail)