09:13 11/09/2014

Cái răng cái tóc của các VĐV

Nhanh hơn, xa hơn, mạnh hơn là khẩu hiệu ở các kỳ Olympic. Thế nhưng nhiều VĐV đã phải mất huy chương vì những vấn đề răng miệng. Đằng sau một thể lực dồi dào, sung mãn là những cơn ác mộng về răng miệng.

Nhanh hơn, xa hơn, mạnh hơn là khẩu hiệu ở các kỳ Olympic. Thế nhưng nhiều VĐV đã phải mất huy chương vì những vấn đề răng miệng. Đằng sau một thể lực dồi dào, sung mãn là những cơn ác mộng về răng miệng.


Một trong số đó là Michael Jordan. Tại kỳ Olympic năm 1984 tại Los Angeles, ngôi sao bóng rổ này là một trong những VĐV giành huy chương vàng (HVC) về cho đội tuyển Mỹ. Khi ấy, Jordan đã gặp một vấn đề về răng khá nghiêm trọng khiến anh phải rút lui không thi đấu tại giải. Thông tin này tuy không được chính Jordan công nhận nhưng đã được ông Paul Piccininni, Giám đốc Nha khoa của Ủy ban Olympic quốc tế tiết lộ với báo giới.

 

Niềm vui của các VĐV bơi lội.


“Họ có một cơ thể của một nam thần nhưng một cái miệng quá nhiều vấn đề” - Paul Piccininni chia sẻ. Piccininni đã quá quen với những chiếc răng bị hỏng, áp xe, sâu và các vấn đề khác khiến hàng trăm vận động viên (VĐV) Olympic phải viện đến các bác sĩ nha khoa ngay khi đang tham gia các kỳ Olympic. Theo ông Piccininni các vấn đề răng miệng mà các VĐV gặp phải nặng hơn là ở người thường.

Trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến răng của các VĐV bị nhiều bệnh là do rèn luyện thể chất với cường độ cao, các VĐV cần cung cấp năng lượng liên tục, ngoài các đồ ăn nhiều đạm, họ phải uống thêm sữa, các bữa ăn bất thường vào buổi tối… tất cả những yếu tố có thể gây hại cho răng. Bên cạnh đó, sự ra mồ hôi liên tục cũng khiến cơ thể giảm lượng nước bọt cần thiết để tham gia vào quá trình tái tạo men răng.

 

Usain Bolt giành HCV Olympic London 2012 nội dung 100m

 

Các VĐV chèo thuyền là một ví dụ, phần lớn trong số họ bị sâu răng do phải trải qua nhiều giờ trên thuyền, răng của họ sau đó lại bị tiếp xúc với các đồ uống tiếp nhiên liệu trực tiếp nhiều đường và có tính axit gây mòn răng. Một VĐV chèo thuyền thở 80 lần mỗi phút khi đang thi đấu, đốt cháy 6.000 đơn vị calo rồi sau đó phải ăn 5 bữa một ngày.


Ông Tony Clough một trong những nha sĩ phục vụ tại Olympic London 2012 cho biết tại làng VĐV có tới 30 nha sĩ và có 1.900 lượt thăm khám của các VĐV trong thời gian diễn ra sự kiện.


Theo nghiên cứu của tạp chí Y học thể thao Anh công bố tháng 9/2013, trong số 302 VĐV ở 25 môn thi đấu đến khám nha khoa thuộc diện nghiên cứu của dự án, có tới 55% bị sâu răng, 41% trong số đó đã bị sâu nặng, vết thương ăn đến tủy răng. Hơn 3/4 số người tham gia nghiên cứu bị viêm lợi (giai đoạn sớm của viêm nướu răng) và 15% có dấu hiệu nhiễm trùng nướu răng làm ảnh hưởng đến hầu hết các mô mềm quanh răng.


42% các vận động viên tham gia nghiên cứu cho rằng vấn đề răng miệng “ảnh hưởng tới sức khỏe của họ”, 28% cho rằng vấn đề răng miệng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 18% các VĐV tin rằng vấn đề răng miệng làm khả năng thi đấu của họ bị giảm sút. Tuy nhiên, gần 50% VĐV không khám răng thường xuyên do thường phải tập luyện dài ngày không có nhiều thời gian chăm sóc răng miệng.


Alan Campbell, là một VĐV chèo thuyền rowling suýt nữa phải rút lui khỏi Olympic năm 2008 diễn ra tại Bắc Kinh chỉ vì đau răng. Đau răng ảnh hưởng đên cơ vai, cơ lưng và thậm chí rút cơ gối phải khiến anh phải nghỉ phẫu thuật hai tháng trước giải đấu lớn và không thể tiếp tục tập luyện. Sau giải đấu, mỗi khi nhớ lại đến cơn đau răng khiến anh phải nghỉ tập tới sáu tuần vẫn còn cảm thấy sợ hãi: “Tôi đáng lẽ phải xử lý nhanh hơn”.


Bốn năm sau đó tại Olympic London, Campbell không gặp những vấn đề răng miệng đã giành được chiếc huy chương đồng. Campbell tâm sự: “Tôi không nói rằng cứ ai răng tốt là có thể đánh bại được Usain Bolt, nhưng đối với riêng tôi, nhất định tôi vẫn sẽ chọn cách chăm sóc răng miệng thật tốt.”
Thông thường, các vấn đề răng miệng xuất hiện từ lứa tuổi 16-25, điều đó lý giải vì sao các VĐV Olympic lại gặp nhiều vấn đề răng miệng đến vậy.

Nhưng với các VĐV, đặc biệt trong thi đấu thể thao đỉnh cao, việc vận động hết sức cộng thêm stress lại tạo ra thói quen siết chặt răng khi thi đấu cũng tạo nên sức ép cho các răng miệng.


Để hỗ trợ cho các VĐV, phòng khám nha khoa tại Olympic 2016 tại Rio de Janeiro sẽ được trang bị 8 ghế răng, các máy X quang, các chuyên gia và vật liệu nha khoa. Ngoài ra cũng sẽ có các bác sĩ nha khoa chăm sóc tại khu vực thi đấu khúc côn cầu, bóng bầu dục, bóng rổ. Các miếng bảo vệ răng cũng sẽ được phân phát. Tại Olympic London, có 350 miếng bảo vệ răng được phát ra, con số này ở Olympic Sochi là 150 sau trường hợp VĐV khúc côn cầu trên băng đội Áo bị gẫy răng ngay trong trận đấu mở màn.


Đã có những nụ cười tỏa sáng trong chiến thắng của các VĐV đoạt huy chương vàng như Usain Bolt, Jessica Ennis-Hill và Mo Farah - những khoảnh khắc đáng nhớ tại London 2012.

 

Lê Sơn