09:19 28/09/2014

Các nước lớn xoay trục sang châu Á - TBD để kiềm chế nhau

Có khá nhiều nước lớn đã, đang và sẽ xoay trục mạnh mẽ sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, EU và các đối tác hoặc đồng minh thân cận của các nước này.

Nhiều người, nhất là những người chuyên theo dõi về tình hình quốc tế, đều biết rằng châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành châu lục phát triển nhanh nhất và năng động nhất so với các châu lục khác và đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của toàn cầu.

Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ muốn làm chủ hoặc chí ít là canh giữ được con đường hàng hải từ Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ Dương...).


Châu Á - Thái Bình Dương có sức thu hút thế giới mạnh như vậy còn bởi những đặc điểm rất đáng chú ý của nó. Bởi vì đây là châu lục có số dân cư đông đúc nhất thế giới, trong đó có nước có dân cư đông đúc hàng đầu như Trung Quốc và một số nước có số dân đứng hàng ba, hàng bốn thế giới như Indonesia và Nhật Bản.

Châu Á - Thái Bình Dương là nơi có nguồn năng lượng (nhất là dầu mỏ và khí đốt), nguồn thủy hải sản và các khoáng sản khác cũng xếp vào hạng nhất thế giới.

Tại đây lại có nhiều đường hàng hải quan trọng chạy từ vùng Trung Đông - châu Phi và Ấn Độ Dương qua đây để sang Đại Tây Dương. Đây là một châu lục có sự phát triển mạnh mẽ và năng động thuộc hạng nhất nhì thế giới và thương mại, buôn bán và làm ăn với những “con rồng”, “con hổ” đã hoặc đang trỗi dậy để có vai trò nổi bật nhất trên thế giới.

Tại đây còn có những vị trí hết sức quan trọng về an ninh và quốc phòng khiến cho nước nào đó muốn bá chủ thế giới luôn luôn thèm khát; đồng thời là một thị trường rất náo nhiệt về việc buôn bán vũ khí để khích lệ cuộc chạy đua vũ trang không chỉ ở những khu vực này mà còn ở trên toàn cầu.

Vì khuôn khổ bài viết có hạn, không thể kể cụ thể ra đây tất cả những đặc điểm quan trọng của châu Á - Thái BìnhDương. Do những đặc điểm vô cùng quan trọng như vậy của châu lục này nên có khá nhiều nước lớn đã, đang và sẽ xoay trục mạnh mẽ sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, EU và các đối tác hoặc đồng minh thân cận của các nước này.

Tham vọng của mỗi nước


Trước hết phải nói tới Mỹ. Là một nước nằm kề bên Thái Bình Dương nhưng do đường lối sai lầm của nhiều chính quyền ở Washington trước đây, Mỹ đã sa lầy ở nhiều nơi như Afghanistan, Iraq, Trung Đông, Mỹ La tinh… nên trong nhiều năm nay Mỹ đã lãng quên châu Á - Thái Bình Dương. Khi tỉnh ngộ ra thì thấy mình đã chậm chân và đang bị nhiều nước khác đang đua nhau nhảy vào châu lục này để cạnh tranh, thậm chí để hất Mỹ ra khỏi đây.

Bởi vậy khi lên cầm quyền ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên ở Washington, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề ra chủ trương phải xoay trục ngay và nhanh chóng sang châu Á - Thái Bình Dương và rút bớt những cam kết hoặc sự dính líu của Mỹ tại các khu vực khác của thế giới, nếu không nước Mỹ sẽ gặp nguy to, hối không kịp.

Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ nhằm đối phó đầu tiên là Trung Quốc, một nước đang trỗi dậy mạnh mẽ về nhiều mặt sau 35 năm tiến hành cải cách - mở cửa và thực hiện 4 hiện đại hóa.

Nhờ những năm vươn lên như vậy, Trung Quốc từ một nước đang phát triển bình thường trở thành một nước phát triển có nền kinh tế đứng thứ tư, thứ ba rồi vươn lên hàng thứ hai thế giới, đẩy Nhật Bản xuống hàng sau mình và đang ra sức đuổi kịp Mỹ và tranh giành vai trò bá chủ toàn cầu với Mỹ về các mặt trong nửa đầu thế kỷ này.

Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ còn nhằm hỗ trợ cho các nước vốn là đồng minh hay đối tác thân cận của mình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, thậm chí cả một số nước nằm trong Tổ chức ASEAN vốn có quan hệ gắn bó với Mỹ từ lâu.

Bản thân các nước vốn là đồng minh của Mỹ cũng có những mục tiêu riêng của họ, đáng kể nhất là Nhật Bản. Nhật Bản đang tìm mọi cách để chống lại sự bành trướng và lấn lướt của Trung Quốc. Nhật Bản muốn thoát ra khỏi những ràng buộc bị các nước đồng minh thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ II áp đặt để trở thành một cường quốc vừa mạnh về kinh tế vừa mạnh về quân sự và khoa học công nghệ.

Nhật Bản muốn sửa đổi Hiến pháp bị áp đặt sau chiến tranh để bung ra thế giới, để đưa lực lượng quân sự của Nhật Bản ra tham chiến cả ở bên ngoài, để trở thành ủy viên thường trực của Liên hợp quốc, thậm chí có thể thì tái thực hiện chủ nghĩa Đại Đông Á mà Nhật Bản đã không thực hiện được trước đây.

Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ muốn làm chủ hoặc chí ít là canh giữ được con đường hàng hải từ Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ Dương chuyên chở năng lượng và các tài nguyên khác sang Đại Tây Dương để hỗ trợ cho sự phát triển của Mỹ và nhiều nước khác ở bán cầu đó. Đây cũng là cách để Mỹ ngăn chặn Trung Quốc muốn lợi dụng tuyến đường hàng hải để mở cái gọi là “con đường tơ lụa trên biển” nghe rất hiền hòa và hấp dẫn của Trung Quốc.

Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ còn nhằm bố trí lại lực lượng lục, hải, không quân của Mỹ tại những vị trí quan trọng có tầm chiến lược để tránh sự bị động và bất ngờ do các nước khác có thể gây cho Mỹ.

Tại đây, Mỹ không chỉ đẩy mạnh việc thương mại, buôn bán và làm ăn với nhiều nước mà Mỹ còn có cả một thị trường rộng lớn để đem những kho vũ khí khổng lồ và đa dạng sang bán khi cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra rầm rộ tại nhiều nước ở khu vực này.


Xem tiếp tại đây

Hồ Đức Minh