02:09 13/02/2015

Các cuộc 'đàm phán marathon' kỷ lục

Trước cuộc đàm phán kéo dài 16 tiếng về hòa bình tại Ukraine mới đấy, nền lịch sử ngoại giao thế giới cũng đã chứng kiến nhiều cuộc họp “cân não” kỷ lục kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Cuộc đàm phán 4 bên giữa Pháp, Đức, Nga và Ukraine bắt đầu từ ngày 11/2 và đã kéo dài suốt 16 tiếng mới có thể đi đến một thỏa thuận là lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine vào ngày 15/2 tới.

Trước đó, nền lịch sử ngoại giao thế giới cũng đã chứng kiến các cuộc họp “cân não” kỷ lục kéo dài nhiều giờ đồng hồ.


Đàm phán về hòa bình tại Ukraine giữa “Bộ tứ Normandy” diễn ra tại Minsk (Belarus) đã kéo dài suốt 16 tiếng. Ngay cả trong giờ nghỉ giải lao, các nhà lãnh đạo các nước vẫn không ngừng thảo luận với nhau.


Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7/2 đã nhóm họp tìm kiếm các biện pháp giải quyết khủng hoảng ở Ukraine trong 5 tiếng liên tục.


Cuộc họp của Nhóm tiếp xúc ở Ukraine tổ chức ngày 19/9/2014 tại Minsk đã diễn ra trong 6 tiếng, kết quả thu được một bản thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Ukraine, ông Leonid Kuchma phát biểu trước phóng viên tại Minsk.


Thảo luận liên tục trong 12 tiếng thế nhưng vòng đàm phán 3 bên về vấn đề cung cấp năng lượng giữa Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu ngày 30/10/2014 vẫn không thu được kết quả.


Một trong số các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Javad Zarif tại Geneva từng kéo dài 7 tiếng.


Thỏa thuận Belfast được thiết lập tháng 10/4/1998 về tiến trình hòa bình ở miền Bắc Ireland đã đi tới kết quả sau 5 tiếng. Trong ảnh: Thủ tướng Ireland Bertie Ahern và Thủ tướng Anh Tony Blair tại buổi đàm phán.


Những nỗ lực của Israel-Palestine trước khi ký kết bản ghi nhớ sông River hồi tháng 10/1998 được ghi nhận bằng các cuộc đàm phán dài nhiều giờ, trong đó là một cuộc họp gần như 24 tiếng. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thảo luận cùng với Tổng thống Israel Benjamin Netanyahu và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat ngày 19/10/1998.


Ngày 25/10/1997, Tổng thống CHND Congo Laurent Kabila đã có cuộc gặp trong gần một ngày với đại diện lâm thời Mỹ tại Liên hợp quốc Bill Richardson (ảnh) xoay quanh vấn đề điều tra về các báo cáo liên quan tới nạn diệt chủng Rwanda.


Thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được đại diện hai miền liên Triều ký kết vào ngày 31/12/1991 sau gần 8 tiếng thương thuyết.



Hoàng Trang (theo TASS)