09:18 28/09/2015

Bốn mục tiêu lớn khi giảm lãi suất USD còn 0%/năm

TS Bùi Quang Tín, Khoa quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, cho biết động thái giảm lãi suất USD còn 0%/năm của NHNN đang nhắm đến nhiều mục tiêu, trong đó có 4 mục tiêu lớn bao gồm: tỷ giá, lạm phát, lãi suất và GDP mục tiêu.


Đêm 27/9, Ngân hàng nhà nước (NHNN) bất ngờ phát đi thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ (USD) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, lãi suất gửi USD với tổ chức còn 0%/năm (mức cũ 0,25%/năm); lãi suất tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm (mức cũ là 0,75%/năm), áp dụng từ 28/9 .


TS Bùi Quang Tín

Bình luận về vấn đề này, TS Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, cho biết động thái của NHNN đang nhắm đến nhiều mục tiêu, trong đó có 4 mục tiêu lớn bao gồm: tỷ giá, lạm phát, lãi suất và GDP mục tiêu.


Tỷ giá ổn định


Theo AFP và CNN, Chủ tịch Fed Janet Yallen ngày 24/9/2015 cho hay bà vẫn kỳ vọng chuyện tăng lãi suất sẽ diễn ra trong năm nay. Trong trường hợp FED có quyết định chính thức tăng lãi suất trong thời gian cuối năm thì đồng USD trên thị trường thế giới sẽ mạnh lên.


Tại Việt Nam cũng vậy, một khi đồng USD mạnh lên sẽ khiến cho tỷ giá VND/USD tăng lên. Vì thế trong 9 tháng của năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ

Việc giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%/năm lần này, NHNN với mong muốn một mặt ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ, chống đô la hoá nền kinh tế một mặt tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá ổn định mà NHNN đang theo đuổi. Tuy nhiên, theo như phân tích ở trên, một khi NHNN theo đuổi hai chính sách kia về tỷ giá hối đoái ổn định và tự do lưu chuyển vốn thì NHNN sẽ rất khó để thực hiện một cách linh hoạt các công cụ của CSTT nhằm đạt được các mục tiêu về lạm phát, lãi suất hay tăng trưởng GDP. Một thực tế hiện nay là lạm phát trong 9 tháng của năm 2015 chỉ tăng 0,4%, trong khi lãi suất vẫn khó có thể giảm thêm được để hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu và tăng GDP.

giá VND/USD 3 lần (vào ngày 7/1, 7/5 và ngày 19/8). Cụ thể, NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 1595/QĐ-NHNN ngày 11/8/2015 quy định về biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-1% lên +/-2%; vào ngày 19/8/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%. Hiện tỷ giá VND/USD bán ra chính thức của Vietcombank đến thời điểm 9h ngày 28/9/2015 là 22.505, vẫn dưới giá trần do NHNN quy định.


Có thể thấy, kể từ khi NHNN đưa ra việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD ngày 19/8, tâm lý trên thị trường đã dần đi vào ổn định và các ngân hàng thương mại (NHTM) đủ khả năng thanh khoản USD để đáp ứng cho các nhu cầu USD cần thiết cho các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đầu cơ trên thị trường USD vẫn còn đó khi mà tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức và phi chính thức vẫn liên tục xoay quanh mức tỷ giá trần 22.547 đồng/USD.


Nguyên nhân, NHNN quy định và nhiều doanh nghiệp có USD trên tài khoản tại ngân hàng vẫn chưa muốn bán USD ra khi mà họ còn dự đoán rằng, tỷ giá VND/USD còn có khả năng tăng thêm từ nay đến cuối năm và lãi suất tiền gửi USD của doanh nghiệp vẫn còn là 0,25% trước ngày quy định trên của NHNN có hiệu lực.


Do đó, với chính sách về lãi suất USD và thông điệp lần này của NHNN là rất rõ ràng và nhằm giúp giảm ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng cung USD trên thị trường, chống tình trạng đô la hoá nền kinh tế, từ đó giúp cung cầu thanh khoản USD vào những tháng cuối năm 2015 được giải quyết tốt, tỷ giá ổn định ở mức thấp hơn. Bên cạnh đó, NHNN thêm một lần nữa điều hành chủ động trước các diễn biến sắp tới của FED cũng như nhu cầu USD của thị trường trong nước vào những tháng cuối năm.


Hỗ trợ xuất nhập khẩu và lãi suất


Ngoài mục tiêu ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ trong thông điệp lần này, NHNN còn nhắm đến mục tiêu điều hành lạm phát, khi mà thông tin chỉ số CPI vừa do Tổng cục Thống kê công bố (tháng 9/2015) tiếp tục giảm 0,21% so với tháng trước. Tính từ đầu năm, CPI cả nước mới chỉ tăng 0,4%, thấp hơn nhiều so với lạm phát mục tiêu của Chính phủ.


Theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, NHNN có nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ. Theo đó, NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm trong việc kiểm soát lạm phát.

NHNN giảm lãi suất USD về 0%/năm nhằm 4 mục tiêu lớn

Trong khi lạm phát thấp mang lại niềm vui cho người tiêu dùng, sự an tâm của các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, Chính phủ có dư địa lớn hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… thì ngược lại sức mua có dấu hiệu ì ạch, hoạt động kinh tế ngưng trệ. 


Lí do là người tiêu dùng tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn, giới doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí, thu ngân sách sẽ khó khăn và từ đó Chính phủ sẽ tiếp tục thiếu vốn cho đầu tư, trả nợ thực hiện các nhiệm vụ cải cách phát triển kinh tế - xã hội.


Bên cạnh đó, lạm phát thấp làm cho giá trị tiền đồng ngày càng tăng và tỷ giá VND/USD sẽ có xu hướng giảm, từ đó sẽ có khả năng làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới bị giảm và làm cho xuất khẩu giảm kéo theo nhập siêu ngày càng tăng.


Để đối phó với tình trạng lạm phát tiếp tục giảm hiện nay, động thái lần này của NHNN giúp cung USD trên thị trường sẽ tăng và cùng với lạm phát thấp sẽ làm cho tỷ giá VND/USD giảm. Tuy nhiên, một khi tỷ giá giảm sâu cũng sẽ làm cho tình trạng nhập siêu đang diễn ra sẽ thêm trầm trọng, để đối phó với tình trạng đó thì NHNN sẽ cơ hội mua USD vào nhằm làm cho tỷ giá trở nên cân bằng trở lại và tiếp tục chính sách giúp hỗ trợ xuất khẩu. Một khi NHNN mua USD vào thì sẽ cung ra một lượng tiền VND tương ứng và giúp cho lãi suất trong những tháng cuối năm có cơ hội để giảm. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn rẻ hơn từ ngân hàng.


GDP mục tiêu


Theo các phân tích trên, với động thái lần này, ngoài việc giúp ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ, NHNN giúp cho tỷ giá trở nên cân bằng hơn trong những tháng cuối năm, tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu, tăng giá trị tiền đồng Việt Nam, lãi suất giảm, từ đó sẽ tạo điều kiện để tiếp tục tăng trưởng kinh tế và đạt được mục tiêu đã đề ra.


Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Bởi theo mô hình Mundell-Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960, hay còn gọi là lý thuyết Bộ ba bất khả thi, cho rằng cùng một lúc các nhà điều hành chính sách không thể đạt được tất cả các mục tiêu duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, tự do lưu chuyển vốn và chính sách tiền tệ linh hoạt, độc lập. Hai tác giả này khuyên rằng một Quốc gia cũng có thể chọn cách để vốn lưu chuyển tự do và ổn định tiền tệ, song chỉ làm được nếu từ bỏ khả năng điều chỉnh lãi suất để đối phó lạm phát hoặc suy thoái, tức là khả năng để cho chính sách tiền tệ (CSTT) được độc lập.


Theo báo cáo phân loại tỷ giá “Classification of Exchange Rate Arrangements and Moneytary Policy Frameworks” của IMF thì đã xếp Việt Nam vào nhóm “Chế độ neo tỷ giá với một tiền tệ duy nhất có thể điều chỉnh”, như vậy chính sách tỷ giá của Việt Nam có thể được xem là chế độ neo tỷ giá cố định so với USD và cũng cho thấy rằng Việt Nam đã chọn mục tiêu tỷ giá ổn định, một trong ba mục tiêu của tam giác “Bộ ba bất khả thi”.


Đồng thời trong thời gian qua, Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tài chính thế giới thông qua các hiệp định tự do hoá thương mại (FTA) ngày càng được đàm phán và ký kết nhiều. Do đó, Việt Nam cũng đang theo đuổi mục tiêu thứ hai trong tam giác “Bộ ba bất khả thi”.


Chính vì theo đuổi hai mục tiêu trên nên trong thời gian qua, nhằm tránh rơi vào sự phát triển không bền vững như một số nước châu Á đã cố gắng thực hiện đồng thời ba chính sách vào đầu thập niên 1990 theo mô hình trên, Việt Nam đã không thực hiện chính sách tài chính tiền tệ độc lập.


Do đó, tác giả cho rằng việc phối hợp hài hoà giữa ba mục tiêu trong Bộ ba, bao gồm duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, tự do lưu chuyển vốn và chính sách tiền tệ linh hoạt, độc lập là luôn luôn cần thiết nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ “Bộ ba bất khả thi” ở Việt Nam trong thời gian tới.                                                                                                                    


Thực hiện: Hải Yên