12:10 27/12/2012

Bệnh phong, nguồn gốc và cách lây bệnh

Bệnh dễ lây qua đường thở, chủ yếu là lây qua niêm mạc mũi, họng và thanh hầu. Thường là lây từ bệnh nhân phong ác tính thuộc thể L – khi họ nói to, la hét, khạc nhổ phóng Hansen ra ngoài hoặc xuất ra từ các ổ lở loét.

Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh cùi, bệnh hủi. Bệnh phong do trực khuẩn Armaner Hansen gây nên. Bệnh được phát hiện từ năm 1873 do Hansen tìm thấy.


Cách lây truyền: Bệnh dễ lây qua đường thở, chủ yếu là lây qua niêm mạc mũi, họng và thanh hầu. Thường là lây từ bệnh nhân phong ác tính thuộc thể L – khi họ nói to, la hét, khạc nhổ phóng Hansen ra ngoài hoặc xuất ra từ các ổ lở loét. Rất hiếm gặp Hansen trong sữa, tinh khí, phân và nước tiểu người bệnh. Trực khuẩn Hansen đột nhập vào cơ thể người lành chủ yếu do da bị xây xát. Nước ta ở xứ nhiệt đới, ăn mặc sơ sài, tay trần, chân đất nên da dễ bị tổn thương là điều kiện tốt cho Hansen xâm nhập. Qua nghiên cứu cho thấy khoảng 80 - 90% người bệnh có thương tổn lần đầu phát hiện ở vùng da trần, trong đó ở chân chiếm 50%.


Tính chất lây truyền: Bệnh phong lây truyền có tính hạn chế bởi cần những điều kiện chủ quan (sức đề kháng, khả năng miễn dịch, mức độ xây xát), và khách quan (tiếp xúc với người bệnh ở thể L mà thể L chỉ chiếm 10% số người mắc phong).


Điều kiện thuận lợi cho lây truyền: Độ tuổi dễ mắc là 5 - 20 tuổi, tình trạng vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc lâu ngày với bệnh nhân ở thể L và thể trung gian (B).

 
Dược sĩ Chu Ngọc Tần