02:23 27/02/2013

Bệnh lợn tai xanh và biện pháp phòng chống (tiếp theo và hết)

Các hộ nuôi phải thống kê lợn ốm, lợn chết, báo với chính quyền và thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh tai xanh của cán bộ thú y cơ sở (tiêu hủy toàn bộ lợn bị ốm).

*Biện pháp chống dịch khi có dịch xảy ra:


- Các hộ nuôi phải thống kê lợn ốm, lợn chết, báo với chính quyền và thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh tai xanh của cán bộ thú y cơ sở (tiêu hủy toàn bộ lợn bị ốm). Trong trường hợp mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm mà chưa có kết quả, mà lợn có dấu hiệu lâm sàng bệnh tai xanh, thì vẫn phải tiêu hủy.


- Phối hợp với cán bộ thú y địa phương tổ chức bao vây ổ dịch, ngăn cấm không cho lợn vận chuyển khỏi ổ dịch và cũng không mang lợn từ ngoài vào ổ dịch.


- Không bán chạy lợn ra ngoài, không mổ lợn và bán thịt lợn trong vùng dịch khi chưa công bố lệnh hết dịch.


- Cách ly đàn lợn khỏe để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và tổ chức tiêm thuốc trợ sức, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn với bệnh.


- Tổ chức làm vệ sinh triệt để chuồng trại và khu chăn thả đã có lợn ốm và phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần trong suốt thời gian có dịch.


- Tổ chức tiêm vắcxin phòng bệnh tai xanh ở các vùng chưa có dịch, nhưng bị dịch uy hiếp.


- Tuyên truyền về bệnh tai xanh và các biện pháp phòng chống trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương để người chăn nuôi nâng cao ý thức áp dụng các biện pháp chống dịch.


- Chỉ nuôi lợn trở lại khi đã công bố lệnh hết dịch và đã để trống chuồng 4 tuần; đồng thời phun thuốc sát trùng theo đúng quy định.


X.M (theo TTKN)