04:09 18/04/2025

Bến Tre chuyển mình mạnh mẽ sau ngày giải phóng

Sau 50 năm kể từ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975 – 30/4/2025), Bến Tre đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Trong những năm đầu sau giải phóng, Bến Tre phải đối mặt với muôn vàn khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thuần túy, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Với tinh thần “Đồng Khởi mới”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã không ngừng vươn lên, khai thác tiềm năng đất đai, lao động và truyền thống yêu nước để xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.

Chú thích ảnh
Trung tâm thành phố Bến Tre với nhiều công trình mới khang trang, thể hiện bước tiến vượt bậc trong đô thị hóa.
Chú thích ảnh
Bình minh nhuộm vàng mặt nước trên dòng sông Bến Tre - đoạn chảy qua trung tâm thành phố.
Chú thích ảnh
Cầu Bến Tre lung linh ánh đèn huyền ảo đón chào bình minh.
Chú thích ảnh
Cầu Rạch Miễu bắc qua đôi bờ sông Tiền, nối liền Bến Tre và Tiền Giang. Đây là công trình hạ tầng giao thông nổi bật sau ngày giải phóng.
Chú thích ảnh
Cầu Rạch Miễu 2 kết nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, góp phần “giảm nhiệt” cho cầu Rạch Miễu hiện hữu, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là 1 trong 50 dự án được Chính phủ lựa chọn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chú thích ảnh
Toàn cảnh cồn Phụng nhìn từ trên cao - điểm đến du lịch sinh thái độc đáo giữa sông Tiền.
Chú thích ảnh
Quang cảnh Khu công nghiệp Giao Long (xã An Phước, huyện Châu Thành) với hạ tầng giao thông sạch đẹp, hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Chú thích ảnh
Dự án điện gió tại huyện Ba Tri nhìn từ trên cao, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xanh của tỉnh Bến Tre.
Chú thích ảnh
Bưởi da xanh được tỉnh Bến Tra đưa vào một trong ba chuỗi sản xuất nông nghiệp chủ lực để phát triển giá trị, bên cạnh cây dừa.
Chú thích ảnh
Dây chuyền chế biến dừa xuất khẩu tại một nhà máy ở huyện Châu Thành - khẳng định vị thế sản phẩm Bến Tre trên thị trường quốc tế.
Chú thích ảnh
Mô hình trồng sầu riêng đã và đang tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các nông dân nhờ áp dụng kỹ thuật hữu cơ và liên kết chuỗi, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh Bến Tre.
Chú thích ảnh
Làng hoa giấy Phú Sơn, huyện Chợ Lách, điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan tỉnh Bến Tre.
Chú thích ảnh
Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, bê tông hóa làm khởi sắc diện mạo nông thôn mới tại xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre).
Chú thích ảnh
Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định, huyện Giồng Trôm không chỉ lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật mà còn có một số công trình mới nhằm tái hiện sự kiện liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nữ tướng huyền thoại của "Đội quân tóc dài" trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của tỉnh Bến Tre.
Chú thích ảnh
Bảo tàng Bến Tre là một trong những điểm tham quan thu hút khách.

Bến Tre ngày nay là điểm sáng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế xanh, bền vững. Với định hướng xây dựng “Tỉnh xanh - thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững”, Bến Tre đang từng bước hình thành trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và năng lượng tái tạo của khu vực.

Chùm ảnh: An Hiếu/Báo Tin tức và Dân tộc