07:17 02/07/2011

Bất lợi khi mở rộng diện tích cây sắn không theo quy hoạch

Còn tại Phú Yên, người dân các tỉnh miền núi đang ồ ạt trồng sắn do được giá. Diện tích sắn hiện nay đã gần 14.500 ha, tăng hơn 2.500 ha so với năm ngoái và sẽ còn tăng nữa, trong khi Chương trình hành động của tỉnh Phú Yên đưa ra quy hoạch diện tích cây sắn đến năm 2015 chỉ là 9.000 ha.

Còn tại Phú Yên, người dân các tỉnh miền núi đang ồ ạt trồng sắn do được giá. Diện tích sắn hiện nay đã gần 14.500 ha, tăng hơn 2.500 ha so với năm ngoái và sẽ còn tăng nữa, trong khi Chương trình hành động của tỉnh Phú Yên đưa ra quy hoạch diện tích cây sắn đến năm 2015 chỉ là 9.000 ha.

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, tổng diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm để trồng sắn, trồng mía lên đến 8.700 ha, trong đó diện tích đất rừng bị mất hơn 5.100 ha. Riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã xảy ra hơn 200 vụ phá rừng làm thiệt hại gần 90 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên để trồng sắn.

Tuy vậy, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương không đưa ra những khuyến cáo cho nông dân vì đất trồng sắn chỉ sau 3 đến 4 năm sẽ cằn cỗi, khó trồng được các loại cây khác. Ngoài ra, việc ồ ạt trồng sắn mà không kiểm soát được đầu ra sẽ dẫn đến nguy cơ thua lỗ cho nông dân khi sắn rớt giá.

Trong quy hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế nêu chỉ tiêu ổn định diện tích trồng sắn hiện có, tăng sản lượng theo hướng thâm canh tăng năng suất để sản xuất sắn có hiệu quả cao và bền vững. Khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng sắn xen lạc, xen keo... để cải tạo đất. Nhưng thực tế, do lợi ích trước mắt nên nông dân nhiều địa phương đã mở rộng diện tích trồng sắn lên khá nhiều so với con số kế hoạch.

Thế Lập