03:11 12/03/2021

Bảo vệ các dòng sông – vì tương lai xanh của đất nước

Nhiều năm qua, Việt Nam đã đưa ra những quyết sách quan trọng về quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông.

Bên cạnh những lợi ích mà dòng sông mang lại thì các hoạt động của con người, các đập thủy điện, hồ chứa nước để tưới tiêu, xả thải, lấp sông và nhiều dự án nhân tạo khác đang giết dần, giết mòn rất nhiều dòng sông, bao gồm cả những con sông lớn nhất. 

Nhiều năm qua, Việt Nam đã đưa ra những quyết sách quan trọng về quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững... để nỗ lực bảo vệ và hồi sinh các dòng sông, vì tương lai xanh của đất nước.

Chú thích ảnh
Lưu vực sông Lục Nam là vùng kinh tế nông nghiệp đa dạng rất quan trọng và là vùng có nhiều tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho cố đô Huế, nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa Huế. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Chú thích ảnh
Sông Sài Gòn bao quanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN
Chú thích ảnh
TP Hồ Chí Minh xây dựng đề án phát triển kè bờ sông Sài Sòn và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045, cùng kế hoạch triển khai giai đoạn 2020-2025, nhằm khai thác hiệu quả giá trị hệ sinh thái sông nước tự nhiên, tạo hành lang cảnh quan đô thị dọc bờ sông gắn với một hạ tầng xanh đa chức năng phát huy các loại hình kinh tế dịch vụ, bền vững sinh thái và mang đậm nét đặc trưng đô thị. Ảnh: An Hiếu/TTXVN
Chú thích ảnh
Nuôi cá lồng, hàu trên sông Chà Và (TP. Vũng Tàu) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Chú thích ảnh
Làng nuôi cá bè trên sông Hậu ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Chú thích ảnh
Nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (Đồng Nai). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa sống còn đối với các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, hiện trên tất cả các sông thuộc lưu vực sông có nhiều chất làm ô nhiễm nguồn nước và nồng độ các chất này luôn vượt ngưỡng cho phép. Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN
Chú thích ảnh
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, là con sông có thủy điện lớn nhất đất nước. Trong ảnh: Toàn cảnh công trình thuỷ điện Hoà Bình trên bậc thang sông Đà. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Nhiều năm qua, việc xả nước thải chưa qua xử lý cùng nhiều loại rác thải đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở không ít các tuyến sông, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở vùng hạ lưu. Trong ảnh: Rác thải xả bừa bãi ra sông Đà thuộc địa phận thành phố Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Tháng 5/2019, Hà Nội thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản tại một đoạn sông Tô Lịch và đạt được những tín hiệu tích cực, giảm đáng kể mùi hôi dù thời tiết trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Ngoài việc phục hồi lại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh còn thực hiện dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Đến nay dự án đã hoàn thành, đạt được đa mục tiêu về nâng cao điều kiện sống của hơn 1 triệu người dân với nhiều thế hệ sinh sống dọc hai bên bờ kênh vốn ô nhiễm trầm trọng và thường xuyên ngập lụt. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Chú thích ảnh
Xây dựng kè bảo vệ bờ sông Gâm hạ lưu Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang nhằm đảm bảo an toàn, đặc biệt việc thoát lũ, mở cửa xả lũ của Nhà máy thủy điện Tuyên Quang trong mùa mưa bão 2020. Ảnh: Quang Đán/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức