07:16 29/07/2011

Ánh hào quang của đồng USD sẽ mất nếu Mỹ vỡ nợ

Theo nhà kinh tế trưởng Madan Sabnavis, người Ấn Độ, đang làm việc cho hãng xếp hạng tín dụng CARE, đồng USD sẽ đánh mất ánh hào quang của đồng tiền neo giá các đồng tiền khác một khi Mỹ bị vỡ nợ.

Theo nhà kinh tế trưởng Madan Sabnavis, người Ấn Độ, đang làm việc cho hãng xếp hạng tín dụng CARE, đồng USD sẽ đánh mất ánh hào quang của đồng tiền neo giá các đồng tiền khác một khi Mỹ bị vỡ nợ.

Theo ông Sabnavis, thật hết sức nguy hiểm nếu để Mỹ vỡ nợ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn. Châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ; Nhật Bản chưa khắc phục xong hậu quả của trận động đất kèm sóng thần và khủng hoảng hạt nhân xảy ra cách đây hơn 4 tháng; các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đang chật vật với con ngựa lạm phát bất kham.

Ảnh:Internet

Giờ đây vấn đề nâng trần nợ công của Mỹ đang trở thành tâm điểm khi thời điểm 2/8 đang cận kề. Nhưng khả năng Mỹ bị vỡ nợ chỉ là 10% bởi Tổng thống có quyền không cần "đếm xỉa" tới quyết định của Quốc hội và có thể đích thân quyết định nâng trần nợ theo quy định của hiến pháp.

Hiến pháp Mỹ có 14 sửa đổi, trong đó Điều khoản sửa đổi thứ 14 quy định "tính hiệu lực" của của nợ chính phủ sẽ "không bị đặt câu hỏi". Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống có thể dựa vào điều khoản đó để đích thân quyết định nâng trần nợ và tiếp tục vay mượn, nếu Quốc hội không thông qua kế hoạch nâng trần nợ đúng hạn và chính phủ vỡ nợ sắp xảy ra.

Nhưng Nhà Trắng khẳng định Tổng thống không muốn đơn phương hành động bởi động thái đơn phương đó chắc chắn sẽ chọc giận phe Cộng hòa, làm tình hình chính trị thêm căng thẳng.

Ông Sabnavis cho rằng nếu Mỹ bị vỡ nợ, lĩnh vực tài chính sẽ bị tác động mạnh nhất. Khi dòng vốn bị "tháo chạy" khỏi Mỹ, nguồn cung tiền sẽ bị co lại, khiến lãi suất sẽ tăng cao và đồng USD bị phá giá. Dòng tiền sẽ không còn đổ vào Mỹ, mà chuyển sang các thị trường đang nổi để mang lại lớn nhuận cao hơn hơn cho các nhà đầu tư trong ngắn hạn. Chẳng hạn Ấn Độ, nước đang nắm giữ không nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ, sẽ tận dụng được sự đảo chiều đó để "hấp thụ" nhiều vốn hơn, tạo điều kiện hỗ trợ các thị trường trong nước.

Theo ông Sabnavis, nhân tố chính đứng sau cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ là tiêu xài quá mức, trong khi không thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để thu hẹp thâm hụt ngân sách. Do đó Chính phủ Mỹ phải trở lại với ngân sách và cắt giảm chi tiêu cũng như tăng thuế. Thông thường chính phủ phải kiểm soát được thâm hụt, các mức nợ và chẳng có nước nào được miễn thực thi các kỷ luật tài khóa.

TTXVN/Tin tức