03:22 20/03/2014

9 tấm ảnh lịch sử được photoshop

Có những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của lịch sử bởi chúng ghi lại những khoảng khắc có một không hai về một hay một nhóm nhân vật, một sự kiện hoặc một giai đoạn trong lịch sử nhân loại.

Có những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của lịch sử bởi chúng ghi lại những khoảng khắc có một không hai về một hay một nhóm nhân vật, một sự kiện hoặc một giai đoạn trong lịch sử nhân loại. Và bởi những tấm ảnh đen trắng nổi tiếng ra đời từ rất lâu trước khi nhân loại biết đến máy tính và công nghệ photoshop (chỉnh sửa ảnh) nên nhiều người mặc nhiên tin rằng chúng là “hàng thật” mà không hay biết đó là sự kết hợp của các tấm phim âm bản. Dưới đây là 9 tấm ảnh lịch sử đã được photoshop (bên phải là ảnh gốc, bên trái là ảnh đã được chỉnh sửa)

 

1.Tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Loncoln (1980)



Tấm ảnh nổi tiếng lưu lại chân dung của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thật ra là một tác phẩm lấy “đầu ông nọ chắp mình ông kia”, với phần đầu của vị tổng thống được ghép với cơ thể của chính trị gia miền nam John Calhoun. Lý do của việc chắp vá này là vì vào thời điểm đó không hề có tấm ảnh chân dung nào của Tổng thống Lincoln, do vậy các nhiếp ảnh gia đã phải nhào nặn sản phẩm từ nguyên liệu có sẵn.


2.Tướng Ulysses S. Grant (1864)



Tấm ảnh Tướng Ulysses S. Grant (vị tổng thống thứ 18 của nước Mỹ) đứng trước đội quân của mình ở thị trấn City Point, bang Virginia trong cuộc nội chiến ở Mỹ thật ra là sự kết hợp của ba tấm ảnh. Phần đầu được lấy từ một tấm ảnh thật của Tướng Grant, con ngựa và phần thân được lấy từ một tấm ảnh của thiếu tướng Alexander M. McCook và phần hậu cảnh là hình ảnh của các tù nhân được chụp tại trận chiến ở Fisher’s Hill, Virginia.


3.Các vị tướng của phe miền bắc trong nội chiến Mỹ (1865)



Trong tấm ảnh do Mathew Brady - “cha đẻ” của ảnh báo chí - chụp, Tướng Francis P. Blair (ngoài cùng bên phải) được thêm vào tấm ảnh gốc với sáu vị tướng khác đang ngồi cùng Tướng William Tecumseh Sherman.


4.Adolf Hitler (1937)



Trong tấm ảnh này, trùm Đức quốc xã Hitler đã ra lệnh xóa hình của Joseph Goebbels (thứ hai bên phải) - Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã, cánh tay phải của Adolf Hitler - cho dù Goebbels vẫn luôn là tay chân thân tín với Hitler cho đến phút cuối và lý do tại sao chuyện này xảy ra vẫn chưa được lí giải.


5.Nữ hoàng Anh và Thủ tướng Canada (1939)



Đây là tấm ảnh mà Nữ hoàng Anh Elizabeth Bowes-Lyon chụp cùng Thủ tướng Canada William Lyon Mackenzie King tại thị trấn Banff (Alberta, Canada). Nhưng trong tấm ảnh gốc, ngoài nữ hoàng và thủ tướng còn có sự xuất hiện của Vua George VI của Anh. Lí do Vua George biến mất khỏi tấm ảnh là khi Thủ tướng Canada sử dụng tấm hình trong tấm áp phích bầu cử, ông đã ra lệnh xóa hình của đức vua để tập trung sự chú ý vào ông, lúc đó đang đứng cạnh nữ hoàng.


6.Benito Mussolini (1942)



Trong tấm ảnh này, vẫn với mục đích tập trung sự chú ý vào sự oai phong của nhân vật chính, Mussolini - thủ tướng độc tài của phát xít Italy - đã ra lệnh xóa hình của người giữ cương ngựa.


7.Đội tuyển khúc côn cầu Mỹ (1960)




Năm 1960, đội tuyển khúc côn cầu của Mỹ tham dự thế vận hội Olympic đã giành được huy chương vàng đầu tiên. Và tấm ảnh đội hình chính thức tham dự thế vận hội của đội tuyển khúc côn cầu Mỹ là một minh chứng của việc chỉnh sửa ảnh thời kỳ đầu. Trong tấm ảnh này, gương mặt của Bill Cleary (hàng đầu, thứ ba bên trái), Bob Cleary (hàng giữa, ngoài cùng bên trái) và John Mayasich (hàng trên cùng, ngoài cùng bên trái) lần lượt được ghép vào cơ thể của Bob Dupuis, Larry Alm và Herb Brooks.


8.Vụ thảm sát đại học tiểu bang Kent (1970)



Tấm ảnh giành giải Pulitzer danh giá ghi lại hình ảnh biểu tình chống chiến tranh của sinh viên ở trường Đại học tiểu bang Kent cho thấy cảnh Mary Anne Vecchio quỳ trước thi thể Jeffrey Miller. Tấm ảnh lịch sử này minh chứng cho việc lính vệ binh quốc gia Ohio đã nổ súng vào sinh viên.

 

Phần lịch sử đã bị thay đổi trong tấm ảnh này là chiếc cọc hàng rào phía sau Mary Anne đã được xóa đi để tránh khiến người xem mất tập trung.


9.Cuộc gặp giữa Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev (1971)



Hai tấm ảnh này cho thấy sự khác biệt rõ nét trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt (ngoài cùng, bên trái) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev (ngoài cùng bên phải). Trong tấm ảnh mà báo chí Đức công bố có sự xuất hiện của thuốc lá và đồ uống. Trong khi đó, trong những phiên bản khác, hình ảnh thuốc là và đồ uống đã không còn tồn tại.



Anh Minh (Theo Policymic)