06:08 07/06/2014

7 loại vũ khí lạ lùng nhất thế giới ít người biết

"Những vũ khí nào trong lịch sử con người ít được nghe nói?". Những câu trả lời cung cấp một cái nhìn tuyệt vời về lịch sử của chiến tranh, và cho thấy ví dụ về một số loại vũ khí đặc sắc nhất - nhưng không thực tế - từng được tạo ra. Dưới đây là một số loại vũ khí đó.

Lịch sử thế giới có đầy đủ các ví dụ về sự khéo léo, sáng tạo của con người trong tất cả các lĩnh vực, và thiết kế vũ khí cũng không ngoại lệ.

Một nhóm người dùng trang web Quora tìm cách trả lời câu hỏi "Những vũ khí nào trong lịch sử con người ít được nghe nói?".

Những câu trả lời cung cấp một cái nhìn tuyệt vời về lịch sử của chiến tranh, và cho thấy ví dụ về một số loại vũ khí đặc sắc nhất - nhưng không thực tế - từng được tạo ra. Dưới đây là một số loại vũ khí đó.

1. Bom "dơi"


Loại bom này được Mỹ chế tạo để chống lại Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới Thứ 2. Mỗi quả bom sẽ chứa 40 con dơi ngủ đông, mỗi con sẽ được gắn với một quả bom napalm nhỏ và một bộ đếm thời gian.

Bom "dơi".


Những quả bom có thể được thả bằng một loại dù riêng, đủ thời gian cho dơi bay ra ngoài và tìm kiếm nơi để ngủ. Sau đó, chúng sẽ phát nổ, phá hủy bất cứ vật gì quanh khu vực mà nó chọn làm nơi trú ngụ.

2. Chó chống tăng


Sự phản bội của Đức Quốc xã đối với Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến Moskva hoàn toàn mất cảnh giác.

Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn Đức Quốc xã tấn công vào lãnh thổ của Liên Xô, nước này đã gắn thuốc nổ vào những con chó và huấn luyện chúng bám theo những chiếc xe tăng của Đức.

Những chú chó chống tăng.


Sau đó, phương tiện truyền thông Liên Xô tuyên bố rằng khoảng 300 xe tăng Đức đã bị phá hủy theo cách này. Chương trình chó chống tăng tiếp tục được thực hiện cho đến năm 1996.

3. Tàu ngầm mang máy bay


Ở giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hải quân Nhật Bản phát triển một loạt các tàu ngầm lớp Sen Toku I-400.

Tàu ngầm I-400.


Những chiếc tàu ngầm này đủ lớn để mang theo ba chiếc máy bay Aichi M6A Seiran dưới nước và trên bề mặt, xuất kích và sau đó lặn xuống.

Các tàu ngầm này cũng được trang bị ngư lôi. Tổng cộng có ba chiếc tàu ngầm loại này được hoàn thành.

4. Pháo hạt nhân


Vũ khí hạt nhân thông thường có khả năng phá hủy toàn bộ các thành phố, nhưng trong Chiến tranh Lạnh, ý tưởng về vũ khí hạt nhân "chiến thuật" đã xuất hiện.

Pháo hạt nhân.


Các loại vũ khí hạt nhân nhỏ hơn là vũ khí tấn công từ mặt đất vào các mục tiêu trên chiến trường với sức phá hủy hạn chế hơn. Pháo hạt nhân đã xuất hiện với các quả đạn cối tầm ngắn.

5. Siêu chiến đấu cơ của Liên Xô


Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chế tạo một "siêu chiến đấu cơ" mang tính cách mạng với kích cỡ lớn hơn bất kỳ chiếc máy bay nào trong lịch sử ngành công nghiệp quốc phòng thế giới, còn được gọi là Ekranoplan.

Chiếc máy bay này cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân. Sải cánh của Ekranoplan có kích cỡ lớn hơn chiều rộng sân vận động (sân bóng đá) và được thiết kế với những ứng dụng công nghệ tiên tiến mà thế giới chưa từng được biết đến.

Siêu chiến đấu cơ của Liên Xô.


8 turbin cánh quạt tạo của nó tạo ra lực đẩy tương đương khoảng 13.000kg mỗi chiếc, nhiều hơn lực đẩy của động cơ máy bay F-35 (Mỹ) hiện nay.

Về mặt lý thuyết, máy bay Ekranoplane lớp Lun này có khả năng tạo ra mối đe dọa lớn đối với phương Tây mặc dù nó không được chế tạo hàng loạt và chưa ai được thấy nó hoạt động như thế nào.

Chỉ có một chiếc duy nhất được sản xuất với mã hiệu MD- 160, nhưng nó đã “về hưu” vào cuối những năm 1990 và hiện vẫn được đặt tại căn cứ hải quân ở Kaspiysk.

6. Ngư lôi Kaiten


Ngư lôi Kaiten có tên đầy đủ là "tàu ngầm ngư lôi Kaiten", được Nhật Bản chế tạo và đưa vào phục vụ từ năm 1944. Ngư lôi Kaiten được mang theo trên các tàu ngầm lớn, mỗi “tàu mẹ” chứa khoảng 4 ngư lôi Kaiten.

Ngư lôi Kaiten.


Các tàu ngầm mẹ cố gắng tiếp cận các tàu chiến đối phương càng gần càng tốt, và chỉ khi những tàu này bị phát hiện hoặc tiếp cận đối phương đủ gần thì các tàu Kaiten mới tách ra.

Ngư lôi được phóng từ tàu ngầm và những thủy thủ điều khiển nó lao vào các mục tiêu của đối phương để gây thiệt hại tối đa.

7. Tên lửa dẫn đường bởi chim bồ câu


Ý tưởng này do nhà tâm lý học người Mỹ tên là B.F Skinner khởi xướng. Nhưng cuối cùng nó đã bị vứt vào sọt rác bởi việc huấn luyện bồ câu mất quá nhiều thời gian.

Tên lửa dẫn đường chim bồ câu.


Bên cạnh đó, không ai dám đảm bảo 100% rằng trên hành trình xác định tuyến bay cho tên lửa từ trận địa tới mục tiêu, con bồ câu ấy sẽ không tạt ngang tạt ngửa và có thật là chặng dừng chân cuối cùng của nó là mục tiêu.

 
Công Thuận
(Theo B.I)