12:15 01/12/2014

30 năm sau thảm họa rò rỉ khí xyanua tại Ấn Độ

30 năm sau thảm họa rò rỉ khí xyanua khiến hàng nghìn người dân Bhopal (Ấn Độ) thiệt mạng, tàn dư về thảm kịch trên vẫn đeo bám và ám ảnh cuộc sống người dân nơi đây.

Vào đêm 2/12/1984, một nhà máy thuốc trừ sâu thuộc công ty đa quốc gia Mỹ Union Carbide đã bị rò rỉ khí xyanua khiến hàng nghìn người dân Ấn Độ thiệt mạng, hầu hết họ là những người lao động nghèo tại trung tâm thành phố Bhopal.

30 năm sau vụ tai nạn được đánh giá là một trong những thảm họa tàn khốc nhất trong thập niên 1980, những tàn dư của vụ việc vẫn đeo bám và ám ảnh cuộc sống người dân nơi đây. Hàng nghìn tấn chất thải độc hại “ẩn mình” dưới lòng đất, ngấm ngầm “hạ độc” nguồn nước uống và sinh hoạt của hơn 50.000 người.


Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu tại Bhopal đã bị bỏ hoang chính là nơi đã xảy ra một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ và đau thương.


Những thùng hóa chất bị bụi bao chặt tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal.


Khu vực Union Carbide ngay gần nhà máy thuốc trừ sâu.


Bức ảnh trên là bà Zubeida cùng chồng, ông Salim Rehman đã qua đời trong thảm họa 30 năm trước. Bức ảnh dưới là bà Zubeida hiện nay.


Một bức ảnh khác là ông Ram Chandra cùng người vợ Prema đã mất do thảm họa Bhopal. Theo thống kê của chính phủ Ấn Độ, có 5.295 người tử vong trong thảm họa Bhopal nhưng nhiều nhà họat động cho biết con số thực tế có thể lên tới 25.000 người thiệt mạng sau ngày xảy ra thảm họa và 1 năm sau đó.


Satinath Sarangi, một nhà hoạt động tại tổ chức Bhopal Medical Appeal vận hành phòng khám dành cho các nạn nhân của thảm họa Bhopal, cho biết: “Có rất nhiều trường hợp mắc chứng thiếu máu, dậy thì muộn và bệnh ngoài da. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là tỉ lệ cứ 5 hộ gia đình trong cộng đồng này thì có tới 4 hộ có trẻ mắc dị tật bẩm sinh”.


Một cô bé khiếm thính tại trung tâm phục hồi dành cho trẻ em mắc bệnh do hậu quả thảm họa Bhopal.


Cậu bé Abdul, 3 tuổi, bị khuyết tật bẩm sinh và rối loạn tâm thần, cùng mẹ tại trung tâm danh cho nạn nhân chịu ảnh hưởng bởi thảm họa rò rỉ xyanua từ 30 năm trước.


Một cậu bé mắc chứng rối loạn thần kinh bẩm sinh tại Bhopal.


Một cậu bé được điều trị tại trung tâm dành cho nạn nhân của thảm họa Bhopal.


Người dân đợi chờ để nhận thuốc tại phòng khám dành cho các nạn nhân của thảm họa Bhopal.


Khoảng 100.000 người phơi nhiễm với chất độc tiếp tục chịu ảnh hưởng cho tới ngày nay với các bệnh nguy hiểm như ung thư, mù lòa, rối loạn miễn dịch, vấn đề về hô hấp…



H.Linh (Theo Reuters)