Sương mù có phải ô nhiễm không khí hay không, cảnh báo ảnh hưởng tới sức khỏe

Bộ Y tế cảnh báo, trong thời tiết sương mù, nồm ẩm rất dễ lây lan các bệnh về hô hấp; khi ra đường, người già và trẻ em cần giữ ấm, đeo khẩu trang để phòng bệnh.

Chú thích ảnh
Bộ Y tế họp báo quý I năm 2024.

Tại buổi họp báp quý I/2024 do Bộ Y tế tổ chức ngày 2/2, trao đổi về tình trạng sương mù dày đặc tại Hà Nội những ngày gần đây có nguy cơ với sức khỏe, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: "Hiện tượng sương mù thường xảy ra hàng năm vào mùa đông, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, khu vực miền núi. Tại Hà Nội, hiện tượng này khá hiếm, nhưng đã xuất hiện trong thời gần đây; đây là vấn đề của thời tiết và khí hậu. Trong thời tiết như hiện nay, người dân rất dễ mắc các bệnh đtứcường hô hấp khi ra đường, người già và trẻ em cần giữ ấm, đeo khẩu trang để phòng bệnh".

Các chuyên gia cũng cho rằng, sương mù là hiện tượng tự nhiên, là độ ẩm không khí tạothành, không hẳn là ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, độ ẩm tăng cao cũng làm cho một số bệnh truyền nhiễm dễ lây lan hơn. Hiện tượng sương mù không phải vấn đề quá lớn với sức khỏe, nhưng người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trong thời điểm này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng cảnh báo: “Hiện nay, thời tiết vẫn diễn biến bất thường, tại khu vực miền Bắc đang là mùa giá lạnh, hanh khô, xen kẽ những ngày nồm ẩm là nguyên nhân nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch đang càng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội sắp tới; nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao”.

Các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thời điểm này là: Cúm, COVID-19, sởi, thủy đậu…

Để chủ động công tác phòng, chống dịch và kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp và trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội năm nay, Bộ Y tế đã liên tục có các công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch; thường xuyên cung cấp, cập nhật các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tổ chức tiêm bổ sung vaccine phòng COVID- 19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan, bùng phát lan rộng ra cộng đồng; tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam. Đồng thời, xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống của dịch bệnh.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ Y tế cũng cảnh báo về dịch COVID-19, nguy cơ khi biến chủng mới xâm nhập. 

Với COVID-19, biến thể JN.1 đã phát hiện các trường hợp mắc tại Việt Nam; đây là biến thể thuộc nhóm cần quan tâm (VOI), theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron, đã gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực thời gian gần đây. 

Biến thể JN.1 được đánh giá có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như né tránh miễn dịch, tuy nhiên theo WHO, hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu.

Tổ chức Y tế thế giới vẫn tiếp tục khuyến cáo triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi tăng cường, mũi bổ sung ở các đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế, trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Hà Nội sương mù dày đặc, chỉ số ô nhiễm không khí ở mức rất có hại
Hà Nội sương mù dày đặc, chỉ số ô nhiễm không khí ở mức rất có hại

Sáng 2/2, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), cùng với sương mù dày đặc, độ ẩm cao, chất lượng không khí nhiều khu vực của Thủ đô Hà Nội ở mức rất có hại cho sức khỏe.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN