Xu hướng thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Ngày 15/2, đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đến làm việc với tập đoàn FPT. Theo đó, việc thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là xu hướng trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Ngày đi làm đầu tiên của năm Giáp Thìn, đơn vị đầu tiên mà tôi, lãnh đạo Bộ TT&TT và các đơn vị trong Bộ đến thăm là Tập đoàn FPT. Thông điệp mà Bộ TT&TT gửi tới các doanh nghiệp công nghệ số (DN CNS) Việt Nam về sự đánh giá, coi trọng các DN CNS và coi đây là nhân tố chính, coi đây là nhân tố chính để Việt Nam hóa rồng, hóa hổ vào giữa thế kỷ này”.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại buổi làm việc với FPT.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, doanh thu từ thị trường nước ngoài FPT đã đạt 1 tỷ USD, chiếm hơn 77% so với doanh thu khối công nghệ, là bước tiến bứt phá. Một DN CNS không thành công ở nước ngoài, chưa phát triển ở nước ngoài chưa coi là thành công.

Ngành TT&TT tự hào khi có 1.500 doanh nghiệp Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài và con số đã đạt trên 7.5 tỷ USD. Có thể nói, công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) và sự kiên định với sức mạnh ban đầu đã giúp FPT tái sinh thành công. Sự đặt cược của FPT vào AI, chip bán dẫn và automative, đặc biệt AI là chiến lược rất đúng đắn.

“Về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đây là 2 chuyển đổi quan trọng nhất của thế kỷ này. Muốn xanh phải dùng số. Muốn số phải dùng xanh. Lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lực nhất, chắc ít ai nghĩ đến chính là ngành công nghệ số, là các Data center. Nếu không dùng công nghệ xanh sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên và hủy hoại trái đất. FPT phải là công ty quanh trọng nhất, đi đầu hai chuyển đổi này ở không chỉ ở trong nước, mà còn quốc tế. FPT cần đặc biệt lưu ý các công nghệ phục vụ chuyển đổi số và chuyển đổi xanh” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Về những chuyển dịch ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) hiện nay, trong 10-20 năm nữa sẽ là chuyển dịch quan trọng trong công cuộc đổi mới lần thứ hai của lĩnh vực Viễn thông – công nghệ thông tin – công nghệ số. Theo đó, sự chuyển đổi này là từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; Từ hạ tầng Thông tin liên lạc sang hạ tầng của kinh tế số; Từ công nghệ thông tin (CNTT) sang công nghệ số; Từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số; Từ tự động hóa sang thông minh hóa sang trí tuệ nhân tạo; Từ xử lý thông tin hữu hạn sang xử lý công nghệ số vô hạn để sinh ra giá trị mới; Từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số;Từ gia công lắp ráp sang làm sản phẩm make in Việt Nam (thiết kế ở Việt Nam, sáng tạo ở Việt Nam và làm ra ở Việt Nam); Từ doanh nghiệp dịch vụ sang doanh nghiệp công nghiệp và công nghệ; Từ doanh nghiệp khai thác sang doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sáng tạo ra những ứng dụng số; Từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính.

Về trí tuệ nhân tạo (AI), theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là công nghệ chính và quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Năm 2024 là năm phát triển AI nhất là AI diện hẹp, phát triển cho từng lĩnh vực, từng ngành Công nghiệp và cung cấp phục vụ tới mọi doanh nghiệp, người dân. AI diện hẹp là AI chuyên biệt, tập trung và do người dùng tạo ra, huấn luyện cho nhiệm vụ cụ thể, cho nhiệm vụ, chức năng định trước. AI diện hẹp giúp mỗi người Việt Nam có một trợ lý ảo.

“AI rất có thể tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam vốn mạnh nhất ở khả năng linh hoạt nhưng yếu ở kiến thức nền tảng. Bây giờ, với sự trợ giúp của AI những kiến thức nền tảng sẽ được giải quyết”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Về công nghiệp bán dẫn, năm 2024 là sẽ năm đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn. Đây là ngành công nghiệp nền tảng và trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm nữa. Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số mà Việt Nam có 100 triệu dân là thị trường lớn đang ở giai đoạn phát triển nhanh, chuyển đổi số nhanh, tiêu dùng nhanh. Đây là bối cảnh thuận lợi cho công nghiệp bán dẫn nước nhà.

"Chủ đề năm 2024 của Bộ TT&TT là: “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. FPT cần đi vào các lĩnh vực, phát triển ứng dụng số, phát triển kinh tế số cho các ngành, các lĩnh vực, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là cách tăng năng suất lao động cho Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

XM/báo Tin tức
Gia tăng lưu lượng data thuê bao di động tại các tỉnh
Gia tăng lưu lượng data thuê bao di động tại các tỉnh

Sự chuyển dịch của dòng người từ các thành phố lớn về quê cũng khiến lưu lượng các cuộc gọi thoại và dữ liệu (data) của thuê bao di động tại các tỉnh gia tăng dịp Tết Nguyên đán.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN