Vẫn thiếu mô hình công tác xã hội trường học ở Việt Nam

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động Thương binh Xã hội), Unicef, Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo định hướng xây dựng mô hình đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho rằng cần sớm có mô hình nghề công tác xã hội trong trường học

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết: “Từ khi triển khai đề án 32 (Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020) từ chỗ chỉ có 1 trường trung cấp đào tạo nghề công tác xã hội, nay đã có gần 50 trường có đào tạo về lĩnh vực này. Hằng năm, nghề công tác xã hội đào tạo 2.500 sinh viên hệ dài hạn và 3.500 hệ tại chức. Hiện nay, cả nước có hơn 500 cơ sở chăm sóc người khuyết tật, người già, trẻ em, người nhiễm HIV… và 12.000 xã phường có chức danh nghề công tác xã hội. Các cơ sở y tế và bảo trợ xã hội đã xây dựng hệ thống tiêu chí nghề công tác xã hội. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để chuẩn hóa đào tạo và trợ giúp đối tượng yếu thế”.


“Tuy nhiên, hơn 50.000 cơ sở giáo dục các cấp học từ mẫu giáo đến đại học với nhiều vấn đề như bạo lực học đường, chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em bỏ học… thì chưa triển khai nghề công tác xã hội. Điều này đang gây khó khăn cho việc giải quyết những bức xúc hiện nay tại các cơ sở giáo dục. Do đó rất cần khảo sát, đánh giá về nghề công tác xã hội tại trường học để có quy định cụ thể. Đồng thời, giới thiệu những mô hình can thiệp đã triển khai thành công tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh”, ông Nguyễn Văn Hồi cho biết.


Còn PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Bạo lực học đường đang là vấn đề nóng xã hội hiện nay. Theo khảo sát thì có 16% học sinh nữ và 18% học sinh nam cảm thấy trường học là nơi an toàn. Đây là điều đáng báo động cần có nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý, xã hội để có hướng giải quyết thỏa đáng. Hội thảo định hướng xây dựng mô hình đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam cũng hướng đến xây dựng một bộ giáo trình chuẩn từ quốc tế và thực tế tại Việt Nam để giúp can thiệp kịp thời.


Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề nghị hoàn thiện hành lang pháp lý về nghề công tác xã hội, Bộ LĐTBXH và Bộ Giáo dục Đào tạo sớm có hướng dẫn cụ thể tiêu chí nghề công tác xã hội trong trường học, đồng thời xây dựng những mô hình can thiệp điểm với các vấn đề nổi cộm trong trường học hiện nay như bạo lực học đường, trẻ em khuyết tật, tự kỷ, bỏ học… để từ đó nhân ra diện rộng.


Xuân Cường
Tạo cơ sở pháp lý cho phát triển nghề công tác xã hội
Tạo cơ sở pháp lý cho phát triển nghề công tác xã hội

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo đề xuất xây dựng Luật Công tác xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN