Trực tiếp chương trình truyền hình marathon 16 tiếng "Ngày Thầy trò"

Bắt đầu từ 7 giờ sáng nay và diễn ra liên tục trong 16 tiếng, tới 23 giờ đêm nay, cầu truyền hình “Ngày Thày trò”, do Mobi TV kết hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình VTC thực hiện; là món quà vô giá gửi tặng tới những thày cô ở mọi miền Tổ quốc trong ngày 20/11 này.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng tới các thầy và trò trong cầu truyền hình "Ngày Thày trò".

Có lẽ đây là lần đầu tiên có một chương trình truyền hình quy mô lớn nhất, thời lượng dài nhất, với độ phủ sóng hiếm có được tổ chức, nhằm ghi lại "nhật ký cuộc sống" của cả đất nước trong lĩnh vực giáo dục.

Ngay từ những giây phút đầu tiên của chương trình, một không khí tưng bừng của Ngày nhà giáo Việt Nam đã được truyền hình trực tiếp ở nhiều điểm cầu khác nhau trên toàn quốc.

Đặc biệt, một món quà tinh thần vô cùng to lớn và ý nghĩa đã được gửi tới các thầy cô giáo và các em học sinh trong chương trình. Đó là sự kiện Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng tới các thầy và trò thông qua chương trình truyền hình "Ngày Thầy trò". Chủ tịch nước đặc biệt gửi lời chúc đến các thầy cô ở trường tiểu học Lũng Cú (Hà Giang), nơi địa đầu Tổ Quốc, nơi mà Chủ tịch nước đã có dịp tới thăm.





Chủ tịch nước đã gửi lời thăm hỏi ân cần đến trường hợp khó khăn của cô giáo Vừ Thị Thu, động viên cô cũng như các thầy cô ở Lũng Cú vượt qua khó khăn vì sự nghiệp “trồng người”.





Xem trực tiếp 16 tiếng chương trình tại đây (Nguồn fanpage của Mobi TV):

:

Cùng với những câu chuyện thầy trò, những ký ức về mái trường, về thầy cô của những người lớn tuổi khi bước chân về mái trường, chương trình liên tục đưa người xem đi qua những cảm xúc về tình cảm thầy trò, về mái trường, về những sự xúc động của những người thầy, người cô khi nhận những món quà đầy ý nghĩa của học trò.



Chương trình cũng đã lôi cuốn người xem bởi những phóng sự về những người thầy “trồng người”, như hình ảnh của cô giáo Mơ, đã để sang bên cạnh rất nhiều việc riêng tư của mình, để đi dạy chữ cho những em nhỏ ở xã đảo Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nơi còn nhiều khó khăn với việc học chữ….



Hình ảnh cô giáo Mơ cũng như các thầy cô được thực hiện trong chương trình, đã tạo nên một tình cảm kính trọng đối với người giáo viên. “Những người thầy những người đứng lớp như chúng tôi cảm thấy được sẻ chia, thì những lúc có những khó khăn, sẽ là nguồn động viên tinh thần rất lớn để vượt qua”- bà Nguyễn Thị Gái, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh chia sẻ sau khi xem những phóng sự về các thầy cô đã phát trong chương trình.




Những phóng sự sâu lắng, nghẹn ngào với những lát cắt về cô giáo có chồng làm lính ở đảo xa như chuyện của cô giáo Đỗ Thị Thơm, trường mầm non Chương Mỹ, Hà Nội, chồng công tác ở xa mỗi năm về 1-2 lần, con 1 tuổi còn chưa biết… mặt cha. Hay cô giáo Hoài Thương (Khánh Hoà) khoả lấp nỗi buồn chồng đi xa biền biệt nơi đảo xa bằng tình yêu dành cho các con, phần lớn các học trò đều là con của lính đảo nên cô dành hết tình cảm của mình cho học trò thân yêu…


Sự kết nối trực tiếp đầy xúc động giữa các cô, cùng những đứa con ngoan ngoãn với những người chồng đang ở đảo xa khiến người xem rưng rưng. Sự kết nối ấy, đã khiến cô Thơm bày tỏ, đây là ngày 20/11 xúc động nhất của cô từ khi bước chân vào sự nghiệp giáo dục, mặc dù là gián tiếp, nhưng đó là sự “quây quần” ấm áp của gia đình...


Không chỉ gây ấn tượng về quy mô, "Ngày Thầy trò" còn là một cách làm truyền hình mới, mang tinh thần truyền hình thực tế (Reality TV) với ekip thực hiện lên đến hàng trăm người, do nhà báo Trần Đăng Tuấn làm Tổng đạo diễn của chương trình.

Phóng sự được ê kíp thực hiện với những học sinh vùng lũ Hương Khê- Hà Tĩnh.

Để “Ngày thầy trò” trở thành nguồn động viên, sự khích lệ đưa ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành ngày hội “tôn sư trọng đạo” toàn dân, trong 16 tiếng của chương trình, "Ngày Thầy trò" sẽ sử dụng đa dạng các thể loại báo chí truyền hình như: Phóng sự, tin tức, phỏng vấn, toạ đàm… đan xen với những chương trình văn nghệ, ca nhạc, phim tài liệu nhằm đem đến cho khán giả rất nhiều cung bậc cảm xúc về tình cảm thầy trò, về đạo học xưa nay, về hình ảnh của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Tại chương trình, sẽ có những phóng sự về việc dạy và học cùng tình cảm thầy trò ở trường khắp mọi miền đất nước, từ nơi biên giới xa xôi đến những miền đất ở địa đầu Tổ quốc, nơi miền Trung còn đang chịu hậu quả thiệt hại nặng nề của bão lũ, những nơi còn nhiều gian nan với đời sống, với sự học. Không khí ngày Nhà giáo cũng sẽ được phản ánh sôi động trên khắp mọi miền. Cùng với đó là chương trình nghệ thuật khắc hoạ sâu đậm tình thầy trò của các nghệ sĩ nổi tiếng, chứa đựng nhiều bất ngờ, hứa hẹn sẽ làm rơi nước mắt của hàng triệu triệu người.


Chương trình còn như một cánh cửa mở, để tất cả mọi người đều có thể tham gia. Mọi công dân sẽ cùng trở thành nhân vật của chương trình, với biện pháp tương tác, gửi ảnh, video để tham gia cuộc thi ảnh về thầy trò trong khuôn khổ chương trình, hay gửi lời chúc đến các thầy cô của mình qua Mobi TV. Phần tương tác này không chỉ đơn thuần là cuộc thi, mà còn là cách giúp các bạn trẻ tri ân với những người đã dày công dạy dỗ mình, kết nối với bạn bè, thầy cô ở xa sau nhiều năm rời mái trường.

Tình thày trò của các mẹ với những học sinh khuyết tật của mình tại làng trẻ Hữu Nghị (Hà Nội).

Cũng chính nhờ ý nghĩa đó đặc biệt đó, “Ngày thầy trò” đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban ngành có liên quan. Trong chương trình, Chủ tịch nước sẽ đặc biệt gửi lời hỏi thăm tới những nhân vật thầy trò trong các phóng sự, những người mà có thể khiến bất cứ ai cũng cảm thấy xúc động vì những gì họ đã làm cho sự nghiệp giáo dục ở những nơi khó khăn nhất, và những tấm gương vươn lên mọi hoàn cảnh để học tập của các em học trò…

Tình thày trò nghệ sĩ trong chương trình.

Có thể thấy, vượt lên ý nghĩa một chương trình kỷ niệm, "Ngày Thầy trò" sẽ phản ánh chân thực, sinh động bức tranh tổng thể về nghề giáo, về việc dạy và học trên mọi miền tổ quốc. Và hơn thế, chương trình còn khơi dậy những ký ức, những tình cảm sâu sắc về đạo nghĩa thầy trò trong mỗi người. Nhờ đó, chương trình sẽ truyền cảm hứng sâu rộng trong toàn xã hội, tạo ra một "cú hích" đối với nhận thức và tình cảm của các tầng lớp nhân dân, góp phần thiết thực vào việc xây dựng một xã hội học tập.


Được biết, format chương trình này còn tiếp tục được nhân lên trong dự án dài hơi của Mobi TV mang tên "Ngày Việt" nhằm tạo ra những ngày hội lớn thực sự, tôn vinh những giá trị cao đẹp của dân tộc, đóng góp thiết thực cho xã hội, cộng đồng.


Chương trình được phát sóng đồng thời trên nhiều kênh truyền hình lớn trên Toàn Quốc, trong đó có 7 kênh truyền hình của Mobi TV và các kênh như VTC2, VOV, Truyền hình Nhân dân, ANTG, An Viên, Vietteen...

PV
Cảm động những người thày nghệ sĩ "sinh" ra trò lần thứ hai
Cảm động những người thày nghệ sĩ "sinh" ra trò lần thứ hai

Chương trình đã khiến khán giả tại trường quayrưng rưng, bởi câu chuyện thầy trò cảm động xuyên qua bao thế hệ, lay động lòng người. Lần đầu tiên, NSND Trần Hiếu chịu tiết lộ câu chuyện về thời ông đã từng phải chạy vòng quanh để “nài nỉ” NSƯT Quốc Hưng… đi học trở lại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN