Trình độ trung cấp, cao đẳng nghề học bao nhiêu tín chỉ?

Một số bạn đọc đang muốn học trung cấp, cao đẳng có hỏi: Từ năm 2017, hệ thống trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và trung cấp, cao đẳng nghề trước đây được sát nhập gọi chung là trung cấp, cao đẳng. Vậy khối lượng kiến thức phải học của trung cấp, cao đẳng sẽ ra sao?

Giờ học thực hành tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hải Phòng. Ảnh: XC

Về vấn đề này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.


Đối với trình độ Trung cấp:

Theo Thông tư, khối lượng kiến thức tối thiểu là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành từ 55% - 75%.


Sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.


Cụ thể, về kiến thức, kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.


Về kỹ năng, kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin; kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.


Bên cạnh đó, người học phải có năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm; hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn; đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.


Đối với trình độ Cao đẳng:


Khối lượng kiến thức tối thiểu là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành từ 50% - 70%.


Đào tạo trình độ cao đẳng yêu cầu người học có năng lực thực hiện được công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của ngành, nghề đào tạo; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.


Cụ thể, về kiến thức, kiến thức thực tế và lý thuyết rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.


Người học có kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng; kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo; kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam…


Theo lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, thông tư chỉ quy định mức tối thiểu, còn tùy vào từng ngành học, các trường tự quyết khối lượng học để đảm bảo chất lượng đầu ra. Khung chương trình hoàn toàn do các trường tự quyết định.


XC/Báo Tin Tức
Hạn chế trong dạy nghề cho lao động vùng cao
Hạn chế trong dạy nghề cho lao động vùng cao

Học nghề xong đành "bỏ xó", quay về làm nông. Được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cho con giống, nhưng rồi không có sự đầu tư về sau, nên chỉ vài tháng lại "đâu hoàn đấy". Đó là thực trạng triển khai Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN