Triển khai Đề án thí điểm GrabCar tại TP Hồ Chí Minh

Sáng nay ngày 25/3, Sở Giao thông Vận tải (Sở GTVT) TP Hồ Chí Minh đã chính thức triển khai Quyết định số 24/QĐ-BGTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Sáng nay ngày 25/3, Sở Giao thông Vận tải (Sở GTVT) TP Hồ Chí Minh đã chính thức triển khai Quyết định số 24/QĐ-BGTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Đề án này đã được Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) ký ban hành ngày 7/1/2016 với mục tiêu đưa hoạt động kết nối dịch vụ vận tải trên nền tảng công nghệ thông tin vào nề nếp, phù hợp với khuôn khổ pháp luật và tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ứng dụng KHCN cho ngành vận tải trong tương lai.

Đề án thí điểm GrabCar chính thức triển khai tại TP Hồ Chí Minh


Tại cuộc họp triển khai, ông Tạ Long Hỷ, thành viên HĐQT VinasunCorp, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại: “Liệu đề án này có làm cho hoạt động vận tải cạnh tranh không làm mạnh hay không, khi các xe chạy hợp

Đề án thí điểm theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT sẽ được triển khai tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quãng Ninh. Đề án sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm, từ tháng 1/2016 - 1/2018.

đồng được ứng dụng công nghệ của Grab sẽ lách luật không có logo, đèn hiệu như các xe taxi thông thường; và việc quản lý thuế sẽ ra sao khi GrabCar chỉ là đơn vị kết nối hoạt động vận tải; và việc kiểm soát xe theo hợp đồng GrabCar như thế nào khi khó nhận biết được các xe này có ký hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải hành khách hoặc hợp tác xã vận tải nào hay không?”.


Giải tỏa mối lo ngại trên, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đây là cuộc họp triển khai Đề án thí điểm, và xe thực hiện theo đề án là những xe hợp đồng điện tử, áp dụng cho xe dưới 9 chỗ. Và đã thí điểm, tất nhiên sẽ có những bộc lộ sai sót, điểm yếu trong quá trình triển khai. Vì thế, tôi hy vọng trong hai năm thí điểm sẽ khắc phục những thiếu sót, cân bằng được lợi ích cho ngành vận tải cũng như người tiêu dùng, từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn chính thức một cách tốt hơn”. Sở GTVT cam kết sẽ hợp tác, làm việc chặt chẽ với các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp tham gia thí điểm để đảm bảo thực hiện thật tốt công tác triển khai quyết định 24/QĐ-BGTVT.


Ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh hy vọng sau 2 năm triển khai thí điểm, Đề án này sẽ được áp dụng chính thức để phát triển hệ thống giao thông thông minh tại thành phố.


Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH GrabTaxi, đơn vị thực hiện Đề án thí điểm cũng cam kết, những xe chạy hợp đồng điện tử đảm bảo sẽ có đầy đủ logo của GrabCar cũng như thực hiện đúng quy định của pháp luật về hợp đồng vận tải hành khách, đóng thuế. Công ty cũng mong muốn các Sở, ban ngành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi, nhất là với cơ quan thuế để Công ty có thể thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, khi hành khách sử dụng ứng dụng GrabCar, sẽ thấy rõ lộ trình và giá cước hiển thị trên ứng dụng gọi xe. Và vì là xe hợp đồng điện tử, nên giá cước hiển thị trên lộ trình đi sẽ không thay đổi, dù tài xế chạy đường vòng dài hơn trên km hiển thị ban đầu hay ngắn hơn khi đi đường tắt. Ngoài ra, khách hàng có thể đánh giá tài xế qua xếp hạng sao. Nếu mức độ hài lòng của hành khách với tài xế chạy hợp đồng nếu chỉ còn 4.2 sao trở xuống, tài xế chạy xe hợp đồng đó sẽ bị nhắc nhở hoặc thậm chí bị cắt hợp đồng. Đây là cơ sở để công ty chắt lọc đội ngũ tài xế phục vụ khách hàng tốt hơn.


Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, thừa nhận: Từ khi Đề án chính thức được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm hoạt động tại Việt Nam vào tháng 10/2015, Công ty TNHH GrabTaxi luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh vận tải trong nước và các cơ quan để cung cấp dịch vụ kết nối cho người tiêu dùng. Việc chủ động xây dựng, trình và được Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt Đề án GrabCar được đánh giá là một nỗ lực đáng hoan nghênh của Grab trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo cung cấp thêm một dịch vụ an toàn, hợp pháp và cạnh tranh công bằng, đặc biệt trong giai đoạn ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải tại Việt Nam đang được đẩy mạnh phát triển, tạo thuận lợi ngày càng tốt cho hành khách và công tác quản lý.


Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thủy, mặc dù Đề án thí điểm được ban hành chung, nhưng cho tới nay chỉ có Công ty GrabTaxi, với phần mềm GrabCar, là đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối đầu tiên đạt đủ điều kiện thực hiện đề án. Theo đó, với đô thị lớn nhất cả nước với hoạt động giao thông diễn ra vô cùng nhộn nhịp, việc triển khai Đề án thí điểm GrabCar được kỳ vọng sẽ là đầu tàu tiên phong cho việc ứng dụng KHCN vào quản lý vận tải và phát triển hệ thống giao thông thông minh của TP Hồ Chí Minh.



Hải Yên
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN