Sạt lở nặng tuyến đê bao vùng lũ tại Tiền Giang

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, hệ thống bờ sông, kênh rạch và các tuyến đê bao vùng lũ tại 4 huyện phía Tây là Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước đang đối mặt với nhiều tác động tiêu cực do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Những tác động này dẫn đến thay đổi dòng chảy, xói và sạt lở bờ, biến đổi bờ sông, kênh rạch và tuyến đê bao…với tốc độ nhanh, phức tạp, đe dọa sản xuất và đời sống nhân dân.

Xói lở nghiêm trọng ăn đến tận chân đê biển tại các xã Tân Điền, Tân Thành. Ảnh: Minh Trí - TTXVN


Khảo sát mới nhất cho thấy, tại những khu vực trên có khoảng 150 điểm sạt lở lớn, trong đó có gần 40 điểm sạt lở nặng và nguy hiểm, với tổng chiều dài hơn 2.600 m cần phải xử lý trước mùa mưa lũ. Kinh phí cần thiết cho công tác này là hơn 16 tỉ đồng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên do tự nhiên và cũng do cả tác động của con người. Nổi rõ nhất là nền đất yếu, mật độ kênh rạch chằng chịt, dòng chảy cường độ mạnh trong mùa lũ, sóng gây ra bởi thuyền bè khi lưu thông, gia tải quá mức bờ sông rạch, xây dựng các tuyến đê bao và công trình vượt lũ quá gần bờ sông, neo đậu tàu thuyền không đúng…

Để khắc phục và đảm bảo an toàn sản xuất và đời sống nhân dân theo hướng “chung sống với lũ”, Tiền Giang đã đề ra nhiều giải pháp, bao gồm cả giải pháp công trình và phi công trình, trong đó tỉnh coi trọng tuyên truyền giáo dục cộng đồng cùng tham gia bảo vệ, khai thác công trình thủy nông, chủ động di dời nhà dân và cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, trồng cây chắn sóng, chắn gió, nuôi lục bình phòng chống sạt lở và gây bồi… Đối với những trường hợp sạt lở phức tạp cần thực hiện giải pháp công trình, bằng cách đóng cừ tram hoặc bạch đàn, dùng lưới B40 và bao đất để ngăn sạt lở…


Các biện pháp khắc phục sạt lở bằng các giải pháp công trình rất tốn kém nhưng vẫn chưa giải quyết được một cách căn cơ tình trạng trên. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, Tiền Giang phải đầu tư đến gần 86 tỉ đồng xử lý 248 điểm sạt lở nặng với tổng chiều dài gần 16.000 m. Trung bình mỗi năm tỉnh phải đầu tư hàng chục tỉ đồng để khắc phục các điểm sạt lở nặng.


Minh Trí
 Đê biển Đông và Tây ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng
Đê biển Đông và Tây ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 80% chiều dài bờ biển Đông và biển Tây bị sạt lở; trong đó, có 41km sạt lở ở mức nghiêm trọng, 4 đoạn sạt lở đặc biệt nghiêm trọng với tổng chiều dài 17km.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN