Quảng Bình: Xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng

Ngày 12/10/2016, Dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tại Quảng Bình phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về đề án thành lập “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng” và “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

Các đại biểu tham gia hội nghị được cung cấp một số thông tin liên quan đến Đề án thành lập “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng” và “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

Quảng Bình là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam, địa hình dốc, hẹp và bị chia cắt nhiều nên rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Toàn tỉnh có hơn 641.000ha tổng diện tích đất lâm nghiệp, chiếm gần 75% tổng diện tích tự nhiên.

Hiện Quảng Bình đang rất thiếu nguồn kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng. Chu kỳ kinh doanh rừng trồng ngắn thiếu tính bền vững,gây xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, rất cần có nguồn kinh phí để hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng kèm theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP quy định các địa phương cần có Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Ngoài ra, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, “Qũy bảo vệ và phát triển rừng” đã thành lập nhưng riêng Quảng Bình thì chưa.

Chính vì vậy, đề án thành lập “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình” sẽ tạo bước ngoặt chính sách đối với nghề rừng, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng. “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng” (viết tắt là Quảng Bình FPDF) thành lập nhằm mục đích huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ từ các chương trình dự án; đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.

Cùng với đó, việc Đề án “Chi trả dịch vụ môi trường rừng” được triển khai thực hiện nhằm áp dụng vào thực tế những nội dung của Nghị định 99/2010/NĐ-CP để nâng cáo ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng và những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ sở đó, huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng; địa phương có thêm nguồn kinh phí để chủ động trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được cung cấp một số thông tin liên quan đến Đề án thành lập “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng” và “Chi trả dịch vụ môi trường rừng” như: cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải thành lập; vấn đề tổ chức, hoạt động; cơ chế thu và chi trả dịch vụ môi trường rừng… Trên cơ sở đó, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến trong việc hoàn thiện và kế hoạch triển khai thực hiện 2 Đề án.

Ngay sau hội thảo, các chuyên gia tư vấn của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Chi cục kiểm lâm Quảng Bình sẽ tổng hợp và hoàn chỉnh các đề án, để trình UBND tỉnh xem xét và phê duyệt.

Tin, ảnh: Võ Dung
Bảo tồn rừng gắn với sinh kế người dân
Bảo tồn rừng gắn với sinh kế người dân

Nhằm hạn chế tác động xấu của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ rừng hiệu quả tại vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, hơn 10 năm qua, VQG đã cùng chính quyền địa phương thực hiện thành công cơ chế chia sẻ lợi ích nguồn tài nguyên thiên nhiên. Người dân ổn định cuộc sống nhờ phát triển nhiều mô hình kinh tế dưới tán rừng ngập mặn như: Nuôi ngao, tôm, nuôi ong lấy mật, trồng nấm, khai thác rau câu...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN