Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng trong mùa mưa

Theo ngành y tế Hậu Giang, mặc dù đến thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng chưa nhiều so với cùng kỳ, nhưng những ngày gần đây đang có chiều hướng tăng trở lại, nhất là vào những ngày cao điểm mùa mưa, nguy cơ xảy ra dịch trên diện rộng là khó lường trước.

Trẻ em bị bệnh-tay-chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Phương Vy - TTXVN


Tính đến đầu tháng 7/2013, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hơn 180 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 8 ca so với cùng kỳ, có 1 ca tử vong và hơn 460 ca mắc bệnh tay chân miệng. Tuy không có trường hợp nào tử vong do bệnh tay chân miệng, nhưng số trẻ mắc bệnh nặng và điều trị lưu trú dài ngày ở các trung tâm y tế khá nhiều. Trong đó, có một số trạm y tế cơ sở quá tải, dẫn đến chất lượng điều trị gặp không ít khó khăn.

Tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngành y tế, các huỵên, thành phố, người dân chủ động đề phòng dịch bệnh. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện, thành phố tổ chức phun xịt, tiêu độc sát trùng môi trường định kỳ; các tổ chức đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ra quân phát quang bụi rậm; diệt muỗi, lăng quăng; khuyến cáo người dân ngủ màn, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ...; khi phát hiện trẻ có biểu hiện mắc bệnh đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Mặc dù công tác phòng bệnh được triển khai đến tận cơ sở, nhưng còn một số nơi, hộ dân chưa làm tốt, người dân chưa có ý thức nên dịch bệnh vẫn xảy ra. Đáng lo hơn, hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng không chỉ theo mùa, theo chu kỳ mà xảy ra rải rác quanh năm, khắp các địa bàn, đặc biệt là ở vùng nông thôn sông nước, điều kiện sống còn khó khăn, ý thức người dân phòng bệnh chưa tốt.


Người dân còn thói quen tìm đến các nhà thuốc, quầy thuốc tự mua thuốc uống trị bệnh, ngại đưa trẻ đến các cơ sở y tế điều trị; đã có trường hợp bệnh quá nặng mới chuyển đến bệnh viện thì không qua khỏi... Đây là những nguyên nhân làm phát tán dịch bệnh, cũng như tồn tại dịch bệnh tiềm ẩn trong môi trường sống trong thời gian qua.


Huỳnh Sử
Đồng Nai có 3.100 ca mắc tay chân miệng

Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Nai cho thấy, từ đầu năm 2013 đến nay, toàn tỉnh có gần 3.100 ca mắc tay chân miệng (TCM), tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước với 1 trường hợp tử vong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN