Người "tỉnh lẻ" chọn xe buýt là phương tiện đi lại thường xuyên

Nhờ sự tiện ích và chi phí cho đi lại hợp lý, những năm gần đây, số lượng người đi xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày một tăng. Đặc biệt, phương tiện xe buýt đang được nhiều công nhân khu công nghiệp đón nhận, lựa chọn để đi lại hàng ngày từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại. Thêm vào đó, lao động nông nhàn ở nông thôn cũng nhờ phương tiện xe buýt phát triển mà dễ dàng tìm kiếm được việc làm ở các khu đô thị...


Ở Vĩnh Phúc hiện nay không ít cán bộ, công chức có điều kiện đi phương tiện cá nhân nhưng cũng chọn xe buýt làm phương tiện đi lại thường xuyên và nhiều người cho rằng quãng đường để đi làm hoặc về nhà dẫu có xa với bến chờ, nhà chờ xe buýt , phải đi bộ 15 đến 20 phút thì vẫn lựa chọn bởi đi bộ ra bến chờ, nhà chờ chính là lúc tập thể dục, rất tốt cho sức khỏe.Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 8 tuyến xe buýt nội tỉnh với 100 đầu xe, tăng 30 xe so với năm 2012 (Năm 2012 là 70 xe) do 3 công ty quản lý là Công ty cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Dương và Công ty liên doanh vận tải hành khách Vĩnh Phúc.

Người dân trong thành phố ở Bình Dương sử dụng xe "buýt Kaze". Ảnh: Huyền Trang /TTXVN

Trên đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 10 nhà chờ xe buýt phục vụ hành khách. Ở đây gần khu công nghiệp Khai Quang với gần 40.000 công nhân lao động, hàng ngàn người buôn bán, làm dịch vụ khác chủ yếu từ các huyện lân cận đến và nhu cầu đi lại là rất lớn. Đầu giờ sáng hay cuối giờ chiều khi tan ca, hết giờ làm việc thì các nhà chờ xe buýt riêng hai tuyến đường trên luôn nhộn nhịp. Phụ nữ mang thai, người già. trẻ em... được ưu tiên lên hoặc xuống xe như một thói quen đã được mặc định trong đầu óc mỗi hành khách..."Để có được sự văn minh, lịch sự này, công ty luôn yêu cầu các lái xe, phụ xe buýt, nhân viên kiểm tra thường xuyên nhắc nhở, chỉnh đốn... hành khách chấp hành các nội quy, dần tạo thành một văn hóa giao thông. Cảnh chen lấn, cãi lộn, xô đẩy tranh nhau chỗ ngồi trên xe buýt, văng tục, hút thuốc trong xe...đã cơ bản được dẹp bỏ, hầu hết hành khách giờ đây đã tự giác, chấp hành tốt các nội quy, quy định"- ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc tâm sự.

Rất nhiều người khẳng định, nhờ có xe buýt hoạt động liên tục thường xuyên, thông suốt, trên diện rộng địa bàn tỉnh mà nhiều lao động trẻ nông nông đã có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở khu công nghiệp, khu đô thị trong tỉnh. Đi xe buýt vừa rẻ, vừa an toàn, không bụi bặm mệt mỏi khi đi trên đoạn đường dài, nhất là nơi đường xuống cấp...Nhà xe không bị sức ép về tiền bạc vì giá vé đã ấn định, không thể chạy nhanh, vượt ẩu để tăng chuyến...nên rất an toàn và tin cậy cho hành khách. Chị Lâm Thị Nhân, giáo viên Tiểu học xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) dạy học cách nhà riêng khu chung cư - nhà ở xã hội Bảo Quân, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên gần 30 km, nhưng ngày nào cũng đi bằng xe buýt. 

Theo người nhà trong gia đình chị Nhân, nhờ có tuyến xe buýt chạy từ nhà tới trường đều đặn, đúng giờ mà chị Nhân đi lại hàng ngày dễ dàng, công việc dạy học, chăm sóc các con đều chu toàn.Chị Nguyễn Thị Lý cùng nhóm bạn, quê ở xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo làm việc cho một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử ở Khu Công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc 20 km, cũng thường xuyên đi làm bằng xe buýt. Chị cho hay đi xe buýt tiện lợi, khi mệt có thể nằm tựa nghế nghỉ trên xe, hoặc ngủ trên ghế khi thấy an toàn.


Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN)
Điều tra các đối tượng lừa đảo, hành hung hành khách đi xe buýt
Điều tra các đối tượng lừa đảo, hành hung hành khách đi xe buýt

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái vừa có văn bản yêu cầu Công an tỉnh điều tra, xử lý các đối tượng lừa đảo, hành hung, cướp tiền của hành khách đi xe buýt trên tuyến Quốc lộ 1 xảy ra trong thời gian qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN