Không đưa trẻ bị đau mắt đỏ đến trường học

Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan nhanh tại nhiều địa phương trong cả nước với diễn biến rất phức tạp.

* Trên địa bàn Hưng Yên đã hơn một tuần nay, số bệnh nhân đau mắt đỏ liên tục tăng. Theo thống kê, Bệnh viện mắt Hưng Yên đã khám và kê đơn thuốc cho hơn 400 bệnh nhân, tăng gấp 2 - 3 lần số bệnh nhân bị mắc bệnh đau mắt đỏ so với thời điểm trước khi dịch bùng phát.

Bệnh nhân đến khám chủ yếu tập trung tại thành phố Hưng Yên và các huyện lân cận. Ngoài ra, các bệnh viện huyện và thành phố trong tỉnh còn chữa trị hàng chục trường hợp mỗi ngày và nhiều bệnh nhân không đến khám tại các cơ sở y tế, mà đã tự mua thuốc uống hoặc điều trị thuốc nam tại nhà.

Khám, điều trị cho người bệnh bị đau mắt đỏ tại Bệnh viện mắt tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Đạt - TTXVN


Ngành Y tế Hưng Yên đang thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch đau mắt đỏ trên địa bàn, đặc biệt là tại các trường học, nhà trẻ; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống, cách ly, điều trị kịp thời các trường hợp bị bệnh. Hưng Yên đã thực hiện nhiều đợt tuyên truyền tới người dân cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ như: không dùng chung khăn mặt, kính mắt, các vật dụng sinh hoạt khác; chuẩn bị trữ lượng thuốc, vật tư, hóa chất chống dịch; hỗ trợ các địa phương đơn vị triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch, chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân; tăng cường công tác kiểm soát lây nhiễm tại bệnh viện theo đúng quy trình do Bộ Y tế quy định.

* Bệnh đau mắt đỏ cũng đang có chiều hướng tăng nhanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng khoa Mắt - Bệnh viện đa khoa Kiên Giang cho biết: Số người đến khám, điều trị tại bệnh viện những ngày qua đã tăng gấp đôi so với ngày bình thường. Mỗi ngày hơn 100 người đến khám mắt thì hơn 50% bệnh nhân bị đau mắt đỏ; tính chung trong tháng 9 có hơn 1.500 lượt người mắc bệnh đau mắt đỏ phải điều trị.

Theo bác sĩ Hùng, đau mắt đỏ là bệnh lây qua đường hô hấp và dịch tiết, rất dễ lây lan nhanh. Khi mới nhiễm virus, người bệnh không có triệu chứng nên không biết để phòng ngừa cho người khác, hiện chưa có thuốc ngừa bệnh đau mắt đỏ, chỉ áp dụng các biện pháp phòng ngừa chủ động. Các bác sĩ khuyến cáo người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh và nên giữ gìn vệ sinh mắt hàng ngày. Khi cả nhà cùng bị đau mắt đỏ hạn chế đi lại và tiếp xúc với người khác, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Nếu trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ nên để ở nhà, không đưa đến trường học hoặc nơi đông người nhằm ngăn chặn, hạn chế bệnh lây lan.

Ngành Y tế tỉnh Kiên Giang tập trung triển khai các biện pháp dập tắt dịch đau mắt đỏ, tăng cường công tác khám, điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó p hối hợp với các ngành hữu quan tổ chức tháng cao điểm phòng chống sốt xuất huyết; đẩy mạnh công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh, nhất c úm A (H1N1, H5N1, H7N9) và các dịch bệnh thường xảy ra trong mùa mưa; t riển khai thực hiện chương trình “Hành trình đỏ” của tỉnh từ ngày 11 - 14/10/2013.


Văn Giáp, Huy Hải
Người đau mắt đỏ cần đến ngay cơ sở y tế
Người đau mắt đỏ cần đến ngay cơ sở y tế

Dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh trong thời gian gần đây, không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Các bác sĩ khuyến cáo: Người bệnh không nên tự mua thuốc mà cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để dùng thuốc đúng chỉ định.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN