Giường bệnh tuyến Trung ương 'đạt' công suất 112,5%

Ngày 22/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Đề án Giảm quá tải bệnh viện; Chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Khuyến khích đào tạo một số chuyên ngành.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Thời gian qua, ngành y tế đã tập trung đổi mới toàn diện công tác khám chữa bệnh; đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế cũng đã được Chính phủ phê duyệt nhiều đề án giúp giảm quá tải các bệnh viện tuyến Trung ương.

Chăm sóc cho bệnh nhân tại bệnh viện Xanh pôn, Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN.


Hội nghị này sẽ giới thiệu chi tiết 3 Đề án: "Giảm quá tải bệnh viện"; "Bệnh viện vệ tinh" và "Bác sỹ gia đình"; trong đó, Đề án "Giảm quá tải bệnh viện" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/1/2013. Mục tiêu của đề án là từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám chữa bệnh và điều trị nội trú; phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh...

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, năm 2012, cả nước đã tăng được 11.599 giường bệnh theo kế hoạch và 12.711 giường bệnh thực kê. Theo số giường bệnh thực kê, bình quân đạt 24,7 giường bệnh/vạn dân; số lượt khám chữa bệnh tăng 6,8% (so với năm 2011) với tổng số 132 triệu lượt người bệnh khám tại các cơ sở bệnh viện; nhu cầu điều trị nội trú tăng 6%; nhu cầu điều trị ngoại trú cũng khá cao ở cả 3 tuyến điều trị, trong đó bệnh viện tuyến trung ương tăng 18%... Như vậy, công suất sử dụng giường bệnh trên cả hệ thống khám chữa bệnh có giảm nhẹ; mức độ giảm đều của các tuyến bệnh viện dao động từ 1 - 2%; trong đó bệnh viện tuyến trung ương vẫn có công suất sử dụng giường bệnh lớn nhất là 112,5%...

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh vẫn còn gặp nhiều thách thức như: Tình trạng quá tải bệnh viện vẫn là vấn đề nổi cộm trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tiếp tục có xu hướng gia tăng; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh (thái độ phục vụ, ứng xử của một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế; thời gian, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều phiền hà...); năng lực chuyên môn tuyến dưới ở một số chuyên khoa còn hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề...


Năm 2013, ngành y tế sẽ triển khai có hiệu quả Đề án "Giảm quá tải bệnh viện"; nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện của các tuyến, trong đó đặc biệt hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh; khuyến khích xã hội hoá công tác khám chữa bệnh; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các có sở khám chữa bệnh; phát triển, đa dạng hoá các loại hình khám chữa bệnh. Đồng thời, nâng cao y đức, tinh thần thái độ chăm sóc người bệnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh...


TTXVN/ Tin tức
Để người dân không "chê" bệnh viện nội
Để người dân không "chê" bệnh viện nội

Dù nhiều kỹ thuật mới về y học ở Việt Nam đã phát triển tương đương khu vực và các nước phát triển, nhưng hàng năm vẫn có một lượng lớn bệnh nhân ra nước ngoài khám bệnh và điều trị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN