Doanh nghiệp có được thu phí đặt cọc đối với lao động đi làm tại Nhật Bản?

“Đi nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động sang Nhật, vẫn có doanh nghiệp yêu cầu ký quỹ đặt cọc với lý do đề phòng lao động bỏ trốn. Vậy khoản thu này có đúng hay không?”, một số bạn đọc chuẩn bị đi lao động tại Nhật Bản đặt câu hỏi.

Cục Quản lý lao động ngoài nước tiễn ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc.

Về vấn đề này, theo bản Ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) giữa Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động, Y tế, Phúc lợi Nhật Bản ký ngày 6/6/2017, từ ngày 1/11/2017, doanh nghiệp không được thu tiền đặt cọc thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc. Đồng thời, các doanh nghiệp phải công khai các khoản thu phí để tránh tình trạng thực tập sinh bị thu các khoản phí cao và trái với quy định của Việt Nam.


Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, việc bãi bỏ quy định đặt cọc là do luật pháp Nhật bản yêu cầu không thu phí đặt cọc với thực tập sinh. Mức phí khi thu tiền chống trốn hiện nay được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu khoảng 3000 USD để ràng buộc trách nhiệm của người lao động không bỏ trốn. Khoản tiền này sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo quy định của Nhà nước và sẽ được trả lại sau khi hoàn thành hợp đồng giữa lao động và doanh nghiệp. Số tiền được trả lại khi người lao động khi đã hoàn thành hợp đồng bao gồm tiền đặt cọc và số tiền lãi gửi ở ngân hàng.


Bản ghi nhớ cũng quy định rõ trách nhiệm của phía Việt Nam kiểm tra và giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa thực tập sinh sang Nhật Bản; phía Nhật Bản cấp phép cho các tổ chức quản lý Nhật Bản và cấp chứng nhận kế hoạch tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam cho các cơ sở, đơn vị Nhật Bản theo các tiêu chuẩn quy định trong bản ghi nhớ.


Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản đang xây dựng cơ chế phối hợp trong việc thông tin cho nhau về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức quản lý và các đơn vị, cơ sở tiếp nhận Nhật Bản, qua đó hướng dẫn, kiểm tra và xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh; xử phạt doanh nghiệp, tổ chức quản lý, đơn vị và cơ sở tiếp nhận vi phạm các quy định của hai nước; và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thực tập sinh, doanh nghiệp, tổ chức quản lý.


XC/Báo Tin Tức
Rà soát, lên phương án hỗ trợ lao động Việt Nam tại Qatar
Rà soát, lên phương án hỗ trợ lao động Việt Nam tại Qatar

Trước tình hình căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và các nước vùng Vịnh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang tiến hành rà soát số lao động đang làm việc tại Qatar để có phương án hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN