Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do rắn hổ mang cắn

Bác sĩ Lý Thế Huy - Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa) cho biết: Đội ngũ y, bác sĩ của khoa vừa cứu sống một bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, nguy cơ tử vong cao do bị rắn hổ mang cắn.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN


Theo đó, ngày 23/11, bệnh nhân Mang Thị Xẻm, 42 tuổi, dân tộc Raglai, trú tại thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp nặng, cẳng chân bên phải sưng và bầm tím, tại chỗ rắn cắn bị hoại tử và vết thâm đen dài 1cm.

Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân Mang Thị Xẻm đã được các bác sĩ cấp cứu kịp thời, đặt ống nội khí quản cho thở máy; chỉ định dùng 20 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang. Sau khi dùng huyết thanh, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu hồi tỉnh, đỡ khó thở hơn và thôi thở máy.

Đến sáng 25/11, bệnh nhân Mang Thị Xẻm đã tỉnh táo, cẳng chân bên phải giảm sưng, vết rắn cắn không bị hoại tử thêm, tiên lượng sức khỏe bệnh nhân khá tốt. Các bác sĩ khẳng định, bệnh nhân Mang Thị Xẻm đã được cứu sống.

Theo bác sĩ Lý Thế Huy, khi bị rắn độc cắn, trước hết cần nặn máu chỗ rắn cắn ra, sau đó rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch sát trùng; băng ép trên vết rắn cắn và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.


Nguyên Lý
Bị rắn cắn chết khi đang ngủ
Bị rắn cắn chết khi đang ngủ

Ngày 18/11, Ban Giám hiệu Trường THCS Núi Cấm (huyện Tịnh Biên - An Giang) cho biết cách đây 2 ngày, một học sinh của trường đã tử vong sau khi bị rắn độc cắn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN