Chuyện quản lý: Có nên đắp đập giữ nước rừng tràm ở Cà Mau



Theo chủ trương của chính quyền địa phương, cứ vào tháng 10 hàng năm phải huy đông nhân lực đắp lại toàn bộ các con đập trong rừng tràm U Minh Hạ. Mục đích đắp đập là để giữ nước, bảo đảm cho nguồn nước luôn ở mức cao cho tới mùa khô, như vậy sẽ hạn chế được nạn cháy rừng, hoặc nếu như rừng bị cháy thì sẽ có nước để chữa cháy.

Vào thời điểm hiện nay, chính quyền địa phương đã huy động hàng ngàn lượt người để đắp trên 400 con đập để giữ nước. Việc tổ chức đắp đập như vậy rất tốn kém, vì cho tới đầu mùa mưa thì lại phải xả đập để tháo nước. Điệp khúc đắp đập mùa khô rồi lại bửa đập vào mùa mưa cứ luôn lặp lại.

Việc làm này hiện nay có 2 luồng ý kiến trái chiều. Một bên là ủng hộ việc đắp đập để giữ nước, giữ rừng. Tuy nhiên, có luồng ý kiến khác lại cho rằng đắp đập như vậy là trái với quy luật tự nhiên, cây tràm không chịu được nước ngập quanh năm, cho nên giữ nước như vậy cây tràm sẽ không phát triển được.

Luồng ý kiến thứ hai đã được một bộ phận bà con nông dân từng sống trong rừng chia sẻ. Nhiều bà con cho biết, trước năm 1975 rừng không bị đào kênh manh mún như bây giờ, không có tình trạng đắp đập giữ nước. Nhưng rừng vẫn được bảo vệ tốt nhất. Thậm chí giặc Mỹ đã dùng thuốc hóa học, bom na - pan hủy diệt nhưng rừng tràm vẩn phát triển tốt.

Việc đắp đập hay không đắp đập giữ nước rừng tràm có liên quan tới yếu đặc điểm vùng sinh thái. Do vậy rất cần kết luận trên cơ sở khoa học để chọn giải pháp đúng. Có như vậy rừng tràm tỉnh Cà Mau phát triển .

Trần Thành Nên

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN