Cảnh giác về hoạt động chống phá thông qua việc lợi dụng khiếu kiện về đất đai

Theo thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk, khu vực Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đây cũng là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số mà các thế lực thù địch ra sức lợi dụng, để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Nhà nước ta.

Chú thích ảnh
Cuộc sống của người dân xã Ea Ninh, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - nơi có hàng chục đối tượng lẩn trốn sau khi thực hiện vụ tấn công, đã bình yên trở lại. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Thời gian qua, trên các diễn đàn, báo chí (lề trái, nước ngoài) đưa tin vu cáo Việt Nam tước đất, tước “nhân quyền” của người đồng bào Mông cư trú bất hợp pháp tại các Tiểu khu (đất có nguồn gốc từ phá rừng, quy hoạch đất lâm nghiệp) ở một số tỉnh vùng Tây Nguyên. Mưu đồ của thế lực thù địch là lợi dụng người dân ở đây không đủ trình độ, hiểu biết pháp lý, tập quán du canh du cư, sinh sống tự phát, phát sinh xung đột quản lý đất đai với chính quyền địa phương.

Từ đó, chúng lợi dụng, cử người tiếp cận đồng bào ở đây, xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ việc, kích động đồng bào chống lại công tác quản lý hành chính của chính quyền cơ sở, rồi đòi “nhân quyền” cho những người dân này, làm nóng, đánh lạc hướng vấn đề khiếu kiện đất đai thông thường thành chính quyền đàn áp người dân tộc thiểu số, vi phạm quyền tự do tôn giáo, nhân quyền của đồng bào du canh du cư.

Việc chính quyền, các cơ quan nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, lợi dụng việc khiếu kiện của người dân tộc thiểu số về cưỡng chế đất đai tại một số huyện như Ea Súp, Cư Mgar… các đối tượng phản động đã kêu gọi, kích động người dân phản đối các quyết định cưỡng chế, thu hồi; yêu sách đòi chính quyền nếu thu hồi, phải bố trí đất tái định cư, đất sản xuất và bồi thường tài sản thỏa đáng hoặc cương quyết không trả đất cho chính quyền; thực hiện các hành động hủy hoại tài sản của Nhà nước gây mất an ninh trật tự trên địa bàn…

Điển hình như vụ việc khiếu kiện liên quan đến các hộ dân người Mông ở xã Cư Mlan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk khiếu kiện quyết định cưỡng chế đất tại Tiểu khu 267, 268 ở xã Ea Bung, huyện Ea Súp; vụ việc một số hộ dân khiếu kiện tại Buôn Ea Mấp, thị trấn Ea Pốk bị một số đối tượng xúi dục, kéo ra khu vực Lô 87, Buôn Ea Mấp (hiện thuộc quyền sử dụng của Công ty Cổ phần Cà phê Ea Pốk) dùng dao, rựa, cưa tay để chặt phá, hủy hoại hơn 48.300 cây cà phê trên diện tích 46,5 ha từ ngày 24/4/2023 đến ngày 28/4/2023.

Trước thực trạng ấy, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để làm bài học cảnh tỉnh; thường xuyên vận động, giải thích cho bà con, đồng bào đồng thuận với đường lối, chính sách mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết về pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; dần nâng cao nhận thức của người dân; từ đó đập tan âm mưu chống phá chính quyền của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

TTXVN/Báo Tin tức
Vụ tấn công tại Đắk Lắk: Phát huy thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc
Vụ tấn công tại Đắk Lắk: Phát huy thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc

Với sự vào cuộc khẩn trương của chính quyền và lực lượng chức năng cùng công tác tuyên truyền, vận động kịp thời, bà con đã yên tâm, đánh giá cao hiệu quả công tác truy quét, chốt chặn. Đồng bào thường xuyên cung cấp thông tin, trong đó có những thông tin quý giá giúp lực lượng chức năng xác định được vị trí, tình hình và truy bắt thành công các đối tượng...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN