Nhân ngày Môi trường Thế giới (5/6) và Ngày Thế giới chống sa mạc hoá (17/6):

Bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại

Trên thực tế, tại Việt Nam nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Rác thải còn là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí và đất. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.


Trái đất rất cần được bảo vệ, nâng niu.


Biến đổi khí hậu, khiến thiên tai, lũ lụt, hạn hán… xảy ra thường xuyên, đây là cảnh báo đến cư dân trên trái đất của nhà nghiên cứu khoa học về đại dương Captian Charles Moore, đồng thời là nhà sáng lập của tổ chức nghiên cứu biển Algalita.  “Các bãi biển ở khắp Thái Bình Dương đang chuyển sang bãi biển plastic.Lượng rác thải ở Thái Bình Dương được trải dài gấp 2 lần diện tích của Hoa Kỳ với trọng lượng khoảng 3,5 triệu tấn. Trong khi đó, khoảng 600 triệu năm nữa rác thải plastic này cũng sẽ vẫn không phân hủy”, ông Captian Charles Moore nhấn mạnh.


Những năm gần đây, theo một đánh giá của Liên Hiệp quốc (LHQ), tài nguyên và môi trường sinh thái trên trái đất đang cạn kiệt và bị tàn phá một cách nặng nề. Nhân loại hiện đang đối mặt với một thập kỷ có nhiệt độ khí hậu khắc nghiệt nhất. Cụ thể, vào năm 2013, tại thành phố Syney (Australia) đã phải gánh chịu mùa hè nóng nhất được ghi nhận lại trong lịch sử của quốc gia này, với nhiệt độ lên đến 45.8°C. Bên cạnh đó, tại bang Conneticut (Mỹ) thay vì chào đón bầu không khí ấm áp của mùa xuân, người dân tại bang này lại phải tiếp tục chịu đựng cái lạnh của mùa đông kéo dài.


Gần đây nhất tại Việt Nam, có nơi tại miền Trung phải chịu nắng nóng lên đến 48 độ vào buổi chiều và tại Thủ đô Hà Nội nắng nóng lên đến 41 độ vào buổi trưa. Trong tương lai, dân số trên toàn thế giới, ước tình sẽ vuợt qua ngưởng cửa 10 tỷ người. Một trong những hệ quả của việc này chính là sự cạn kiệt dần của các nguồn tài nguyên, sự biến mất của những cánh rừng, những thung lũng màu mỡ thay vào đó là sự mọc lên nhanh chóng của thành thị, những khu công nghiệp. 


Các doanh nghiệp chung tay vì môi trường.


Sự thờ ơ trước những thực trạng môi trường đang dần tàn phá, hút kiệt đi nguồn sinh lực từ hành tinh của chúng ta. Môi trường sống của sinh vật ngày càng bị đe dọa, dẫn đến sự tuyệt chủng của vô số loài động thực vật. Sự đa dạng hóa của hệ sinh thái đang bị đánh mất bởi chính chúng ta. Và việc này vô tình làm mất cân bằng đi cán cân sinh thái. Thêm vào đó là những biến đổi mạnh mẽ về môi trường lẫn khí hậu. Trong đó, sự biến đổi của những thảm thực vật dẫn đến sự xuất hiện của những vùng đất khô cằn, những khu vực rộng lớn cạn kiệt nguồn nước, nơi không một loài động thực vật nào có thể sinh sống và phát triển. Sự biến đổi này khoa học gọi đó là hiện tượng sa mạc hóa (hoang mạc hóa). Hiện nay, 2/3 tổng diện tích thế giới đã chuyển hóa thành những vùng đất khô hạn và cằn cỗi. Sự biến mất dần đi những mảng thực vật, những cánh rừng sinh thái tại những vùng diện tích lớn, đang làm xấu đi tình hình môi trường, khí hậu toàn cầu.


Theo một nghiên cứu thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ chỉ ra, tại bất kỳ thời điểm nào, trái đất luôn tiếp nhận một lượng lớn năng lượng từ mặt trời. Nguồn năng lượng này, phần lớn sẽ được trái đất tiếp nhận thông qua quá trình quang hợp của thực vật, phần còn lại sẽ lập tức được giải phóng. Khi thảm thực vật, và những cánh rừng sinh thái biến mất, trái đất sẽ không còn khả năng tiếp nhận nguồn năng lượng một cách hiệu quả. Việc này đồng nghĩa với việc phần lớn nguồn năng lượng từ mặt trời sẽ được trái đất tiếp nhận trực tiếp thông qua bề mặt của mình. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ấm dần lên của trái đất.


Một trong những tác hại nghiêm trọng nhất của hiện tựợng ấm dần lên chính là việc gia tăng của thiên tai như lũ lụt, sóng thần và hạn hán. Đầu năm 2014, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã dự báo sẽ xuất hiện hiện tượng thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa đe dọa trực tiếp đến mùa màng trên thế giới. mang tên EL NINO. Một hiện tượng tương tự cũng đã từng diễn ra vào thế kỷ XX và đã làm thiệt hại 2.100 người và hàng triệu ha nông sản trên thế giới.


Bên cạnh đó, rác thải cũng là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến  hệ động, thực vật và con người sinh sống trên trái đất. Theo tạp chí "Nature", toàn thế giới này mỗi ngày sản sinh ra 3,5 triệu tấn rác. Các chuyên gia ngân hàng thế giới (WB) ước tính, đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay. Phát sinh từ các hộ gia đình, khu xây dựng, khu thương mại, khu công cộng, bệnh viện… rác thải gây ô nhiễm toàn diện môi trường sống: Không khí, đất, nước… và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Khi rác thải không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ.. sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước.


Trên thực tế, tại Việt Nam nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Rác thải còn là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí và đất. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Theo tổ chức Lương nông LHQ (FAO) cảnh báo, trong 15 năm tới, sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên thế giới có thể bị thiếu nước. Đây là con số khiến chúng ta đáng phải suy nghĩ.


Trong bối cảnh ấy, mỗi bàn tay chung sức để bảo vệ thế giới, ngôi nhà chung của nhân loại đề vô cùng cần thiết. Nhận thức sâu sắc vấn đề này,
bà Đỗ Thị Kim Liên, Lãnh sự Danh dự Nam Phi tại TP.Hồ Chí Minh đã gửi đến mọi người dân Việt Nam thông điệp “Hãy cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại.


Bà Đỗ Thị Kim Liên, Lãnh sự Danh dự Nam Phi tại TP.Hồ Chí Minh: “Hãy cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại.


Bà Liên cho biết: “Tôi tin rằng, mỗi chúng ta đều có ý thức gìn giữ môi trường sống xung quanh mình. Khí hậu đang thay đổi theo một chiều hướng xấu dần, cần quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường sống. Đừng để con cháu của chúng ta phải sống trên một đất nước khô cằn, thiếu hụt nguồn nước và chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán thiên tai triền miên. Việc thiếu nước sạch và môi trường bị ô nhiễm, trẻ em và phụ nữ là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hành động thiết thực và cụ thể là tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường chính từ mỗi cá nhân và gia đình. Với tư cách là một công dân sinh sống trên hành tinh này, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân và người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của mình có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, tiết kiệm điện nước, hạn chế sử dụng các hóa chất, chất thải nguy hại đến môi trường, như đi siêu thị sử dụng túi có thể được sử dụng nhiều lần thay cho túi nylon, nhựa …. chú ý thành phần hóa chất tẩy rửa trong sinh hoạt thải ra môi trường. Xây dựng nhận thức bảo vệ môi trường cho gia đình mình. Dù các con tôi còn nhỏ, nhưng tôi luôn khuyến khích và động viên các con trồng cây, phủ xanh nhà, không xả rác... Việc này không chỉ đem lại không khí trong lành cho ngôi nhà, còn giúp góp phần vào việc cải thiện vấn đề khói bụi cho thành phố”.


bà Đỗ Thị Kim Liên, Lãnh sự Danh dự Nam Phi tại TP.Hồ Chí Minh (bên phải) và các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.


Nằm trong chuỗi hoạt động cộng đồng, thời gian qua, Văn phòng Lãnh sự Danh dự Cộng hòa Nam Phi tại TP.Hồ Chí Minh và bà Đỗ Thị Kim Liên đã có những hành động tích cực hưởng ứng Ngày nước Thế giới (22/3). Cụ thể, Văn phòng đã tổ chức các buổi hội thảo và cùng chia sẻ tinh thần, kinh nghiệm bảo vệ nguồn nước và môi trường cùng với các doanh nghiệp. Thông điệp cùng chung tay bảo vệ và gìn giữ môi trường, nguồn nước cho thế hệ mai sau được các các doanh nghiệp hưởng ứng: Công ty CP Animus đơn vị kinh doanh độc quyền rượu vang Nam Phi tại Việt Nam, Công ty CP Đầu tư Thái Bảo, Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông, Công ty AAA Plus …. Sắp tới đây, Văn phòng sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình ý nghĩa hướng đến việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và chống sa mạc hóa.


An Thanh

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN