Nhiều nước đau đầu vì vũ khí Trung Quốc

Chọn Trung Quốc làm đối tác cung cấp vũ khí, nhiều nước cuối cùng lâm vào cảnh lắc đầu ngao ngán.

Tàu Clurit phóng tên lửa C-705 thất bại. Ảnh: Hải quân Indonesia

Theo hãng tin tình báo IHS Jane’s, trong một cuộc diễn tập lớn trên Biển Java hôm 14/9 trước sự chứng kiến của Tổng thống Joko Widodo và nhiều quan chức, Hải quân Indonesia đã có một màn trình diễn khó ăn khó nói khi hai quả tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất không rời bệ phóng dù đã được kích hoạt.

Chuyện càng trở nên trớ trêu hơn khi chỉ 5 phút sau, chính hai quả tên lửa vừa mới trơ ra này lại bất ngờ lao đi. Một quả tên lửa, hải quân Indonesia không thể quan sát được đường đi trong khi quả còn lại không thể bắn trúng mục tiêu.

Hải quân Thái Lan cũng nếm mùi vũ khí Trung Quốc sau khi thẳng tay loại biên tàu hộ vệ tên lửa 053HT do Trung Quốc sản xuất vì chất lượng sản phẩm quá tồi. Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1990 khi Hải quân Thái Lan vì ham rẻ đã đặt mua 4 tàu hộ vệ tên lửa thuộc dự án 053HT (lớp Giang Hồ III) của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các tàu hộ vệ này hoạt động không hiệu quả khiến chỉ huy Hải quân Thái Lan thì điên đầu, còn thủy thù tàu thì vã mồ hôi để duy trì tàu hoạt động. Hải quân Thái Lan sau đó tiếp tục đặt đóng thêm 2 tàu hộ vệ để Trung Quốc sửa lỗi. Kết quả, cả 6 tàu đều gặp trục trặc và Thái Lan phải chi tiền nhờ nước khác nâng cấp sản phẩm lỗi nhằm kéo dài tuổi thọ của lô sản phẩm.

Tai tiếng của vũ khí do Trung Quốc cung cấp tiếp tục lan xa đến Ecuador ở Nam Mỹ trong vụ kiện giữa tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) và chính phủ Ecuador. Theo trang Miltary Paritet của Nga, CETC vác đơn kiện đòi bồi thường sau khi bị chính phủ Ecuador vì cho rằng sản phẩm radar của CETC kém chất lượng, đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Vụ kiện bắt đầu từ 2013 và còn kéo dài dai dẳng đến nay. Quân đội Ecuador năm 2009 có hợp đồng trị giá 60 triệu USD để CETC cung cấp 4 radar cảnh báo sớm YLC-2 và YLC-18. Radar được CETC chuyển giao từ năm 2010 – 2011 và được Ecuador triển khai dọc biên giới với Columbia. Dù vậy, các radar này không hoạt động.

Tháng 6/2013, chính phủ Ecuador đơn phương chấm dứt hợp đồng với CETC đồng thời yêu cầu CETC phải trả lại 36 triệu USD phía Ecuador đã thanh toán trước cùng 9 triệu USD tiền bồi thường do bán hàng kém chất lượng.

Tháng 7/2013, CETC kiện chính phủ Ecuador và đòi được bồi thường 280 triệu USD do chính phủ Ecuador đơn phương chấm dứt hợp đồng. Yêu cầu của CETC bị tòa án quốc tế bác bỏ.

Vũ Anh (tổng hợp)
Hải quân Indonesia hốt hoảng với tên lửa Trung Quốc
Hải quân Indonesia hốt hoảng với tên lửa Trung Quốc

Trước sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia, quả tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất đã không chịu rời bệ phóng dù đã ấn nút khai hỏa, nhưng 5 phút sau lại bất ngờ lao đi làm mọi người hốt hoảng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN