Mỹ chuẩn bị thử nghiệm THAAD đánh chặn tên lửa đạn đạo

Ngày 7/7, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết sẽ sớm tiến hành một đợt thử nghiệm mới Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Thông tin này được công bố sau khi Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới bang Alaska của Mỹ.

Tuyên bố của MDA cho biết cuộc thử nghiệm đánh chặn một mục tiêu tên lửa đạn đạo sẽ được tiến hành tại Tổ hợp Sân bay vũ trụ Thái Bình Dương Alaska ở thành phố  Kodiak, Alaska, trong đầu tháng 7 này. MDA nêu rõ THAAD sẽ "phát hiện, theo dõi và tấn công một mục tiêu bằng tên lửa đánh chặn". Hệ thống này có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung nhưng không được thiết kế để đánh chặn ICBM. Nhiệm vụ này chủ yếu do Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa từ mặt đất (GMD) đảm nhận.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Ảnh: EPA/TTXVN

Mỹ và Hàn Quốc đã đạt thỏa thuận chung hồi tháng 7/2016 để lắp đặt một khẩu đội THAAD tại hạt Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang. Hiện 2 trong số 6 bệ phóng trong khuôn khổ THAAD đã được lắp đặt, song Chính phủ mới ở Hàn Quốc đã tạm ngừng việc triển khai hệ thống này để tiến hành các đánh giá về tác động môi trường.

Trước đó, sáng 4/7, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa mà theo Bình Nhưỡng là có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. Phía Triều Tiên tuyên bố loại ICBM này có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân lớn.

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, phát biểu trên đài truyền hình ABC, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull xem xét triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa để đối phó khả năng xảy ra một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ông Rudd cảnh báo vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa rồi của Bình Nhưỡng có khả năng bắn tới Darwin (Đác-uyn), lãnh thổ phương Bắc của Australia, và bang Alaska và Hawaii của Mỹ. Trước mối đe dọa này, Australia cần tính đến khả năng triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở miền Bắc nước này.


Cựu Thủ tướng Rudd rõ ràng đã thay đổi quan điểm của mình vì trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2009, chính phủ của ông đã phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, cho rằng điều này gây tốn kém vì Australia đã nhận được cam kết bảo vệ đồng minh từ Mỹ.

Tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Turnbull cũng đã nhấn mạnh rằng Australia không có nhu cầu triển khai THAAD tốn kém hàng tỷ USD.

TTXVN/Tin Tức
Mọi giải pháp đối phó Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đều có 'lỗ hổng'
Mọi giải pháp đối phó Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đều có 'lỗ hổng'

Trong bối cảnh Triều Tiên đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ tên lửa, Washington sẽ phải ngày một thận trọng hơn trong các chính sách đối phó với Bình Nhưỡng bởi nếu bị đe dọa, chính quyền của ông Kim Jong-un được cho là sẽ triển khai các loại vũ khí hạt nhân và hóa học, dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN