Học giả Mỹ đề xuất sáng kiến làm tê liệt tên lửa siêu vượt âm

Trong bối cảnh các quốc gia như Nga và Trung Quốc chạy đua phát triển vũ khí siêu vượt âm, Mỹ bắt đầu tìm cách đối phó trước những loại tên lửa hiện đại này.

Chú thích ảnh
Hình ảnh mô phỏng về đầu đạn của Avangard. Ảnh: TASS

Theo đài Sputnik, trong một cuộc hội thảo ngày 7/2, các học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC (Mỹ) đã đưa ra một giải pháp có tên gọi “bụi phòng thủ”. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra vũ khí vi sóng và một số phương án khác có khả năng làm nhiễu khả năng hoạt động của tên lửa và khiến chúng dễ bị bắn hạ hơn.

“Ở vận tốc siêu vượt âm, tác động từ bụi khí quyển, mưa và các hạt lơ lửng trong không khí lên tên lửa có thể gâyra gián đoạn về khí động học, nhiệt và cấu trúc không thể lường trước”, các học giả nhấn mạnh. Kết luận được đưa ra dựa vào các sự cố xảy ra đối với các phương tiện siêu tốc ghi nhận trước đây.

“Các hạt phát sáng, hạt kim loại… có thể lơ lửng trong tầng khí quyển trên đến 10 phút, gây ra gián đoạn tạm thời đối với cơ chế hoạt động siêu vượt âm. Mặc dù hiệu quả chỉ là tạm thời, nhưng xét trên phương diện một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm là một cuộc tấn công nhanh gọn, tập trung cao thì ‘một bức tường bụi’ là điều đáng ngại”, giới học giả viết.

Các tác giả so sánh cách thức này tương tự như phương pháp phòng thủ xuất hiện giữa thế kỷ 20. Các mảnh đạn pháo được thiết kế đặc biệt phát nổ khi đạt đến một độ cao nhất định, tạo thành đám mây đạn vụn và dội xuống máy bay của kẻ địch.

Các học giả của CSIS còn gợi ý sử dụng vũ khí vi sóng uy lực mạnh (HPM) để “nướng cháy bầu trời”, cản trở đường bay của các tên lửa siêu vượt âm và khiến chúng gặp tai nạn.

Trên thực tế, vũ khí siêu vượt âm bay ở độ cao thấp hơn tên lửa đạn đạo và đạt vận tốc nhanh hơn các loại tên lửa khác nên rất khó bị đánh chặn. 

Tuần trước, Phó Đô đốc Mỹ Jon Hill thừa nhận quốc gia này hiện chỉ sở hữu duy nhất một loại vũ khí có khả năng bắn hạ vũ khí siêu vượt âm. Đó là tên lửa RIM-174 của Hải quân, hay còn có tên gọi khác là SM-6. Loại tên lửa này đã được bán cho Hàn Quốc và Australia. Về phần mình, Nga khẳng định hệ thống phòng không S-500 mới của nước này cũng có khả năng hạ gục vũ khí siêu vượt âm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa triển khai bất kỳ vũ khí siêu vượt âm nào. Một số chương trình vẫn đang trong các giai đoạn hoàn thiện. Trong khi đó, Nga đã sở hữu ba loại vũ khí siêu vượt âm và hai trong số đó đã được triển khai: tên lửa trượt Avangard và tên lửa hành trình Kinzhal.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Đô đốc Mỹ hé lộ về vũ khí phòng thủ duy nhất chống tên lửa siêu vượt âm
Đô đốc Mỹ hé lộ về vũ khí phòng thủ duy nhất chống tên lửa siêu vượt âm

Sau khi Mỹ hủy bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972 đặt ra giới hạn về việc tạo ra một lá chắn tiêu diệt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Nga và Trung Quốc đã lần lượt triển khai các vũ khí siêu vượt âm đầu tiên vào năm 2017 và 2019.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN