Vui mắt những giọt nước ‘tăng động’

Một đoạn video được các nhà nghiên cứu trường đại học Bath, Anh cung cấp cho thấy cảnh những giọt nước khi rơi vào mặt chảo nóng bỗng trở nên “tinh nghịch” và “chạy nhảy huyên náo" khắp nơi.

Các giọt nước. Ảnh: Internet


Điều này được lí giải nhờ vào hiệu ứng Leidenfrost. Nếu đã từng để nước rơi vào chảo nóng, bạn hẳn đã từng thấy sự hoạt động của hiệu ứng này. Những giọt nước nhảy lách tách trên mặt chảo và chạy tứ tung để “trốn” cái nóng thiêu đốt bên dưới vì nhiệt độ mặt chảo lúc này nóng gần gấp hai lần nhiệt độ sôi của nước.

Phần nước tiếp xúc với mặt chảo bị bốc hơi và hình thành một lớp khí dày khoảng 0,1 mm. Lớp khí này hoạt động như một lá chắn ngăn tách giọt nước và bề mặt chảo. Kết quả là lúc cho nước vào mặt chảo rất nóng, những giọt nước dường như trở nên “tăng động”.

Trong thí nghiệm được thực hiện tại trường đại học Bath, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng việc thay đổi nhiệt độ có thể dẫn đến sự thay đổi hướng chuyển động của các giọt nước và thậm chí là các giọt nước còn có thể “leo đồi”. Bề mặt răng cưa càng sắc thì giọt nước càng có thể leo lên những dốc cao.


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.



A.M
(Theo D.M)
Những giọt nước mắt hoa hồng Bangladesh
Những giọt nước mắt hoa hồng Bangladesh

Đã hơn một tháng sau vụ sập tòa nhà 8 tầng kinh hoàng ở ngoại ô thủ đô của Bangladesh nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn còn ám ảnh nhiều người. Lực lượng quân đội đã dừng cuộc tìm kiếm nhưng nhiều gia đình vẫn chưa thể tìm thấy người thân của mình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN