Nga ấp ủ dự án đội quân chuột siêu đánh hơi

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trong quá trình chuẩn bị để sẵn sàng công bố một loại vũ khí bí mật mới nhất trong cuộc chiến chống khủng bố: đội quân chuột siêu đánh hơi.

Tương lai đội quân chuột siêu đánh hơi đang được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học Nga đang kỳ vọng kết hợp những chú chuột cùng khứu giác tinh nhạy của chúng với một loại công nghệ hiện đại, cho phép chuột đánh hơi được chất nổ hay thuốc phiện ở những địa điểm con người khó tiếp cận. Nếu các thí nghiệm thành công, đội ngũ huấn luyện những chú chuột siêu đánh hơi này có thể được cảnh báo sự hiện diện của những chất nguy hiểm hay bất hợp pháp trước khi đội "tinh binh" bốn chân này kịp có thời gian để ghi nhận.

Ngoài ra, những chú chuột này cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm cứu nạn những người sống sót sau các thảm họa tự nhiên. Tiến sĩ Dmitry Medvedev đứng đầu đội nghiên cứu cho biết, không như loài chó, chuột có thể đi qua lỗ nhỏ. Bằng cách này nó có thể đi sâu vào các đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót (Xem video dưới).



Loại chip được các nhà khoa học sử dụng thoạt trông như vương miện đeo cho chuột. Công dụng của loại chip này là để xác định phản ứng sinh lý học của chuột trong môi trường ngay cả khi bản thân loài này chưa kịp đưa ra phản ứng dưới các tác nhân kích thích.

Để làm được điều này, các nhà khoa học phải tạo ra các thuật toán phục vụ quá trình nghiên cứu và hiểu kết quả thí nghiệm. Những thuật toán này sẽ giúp họ thu thập dữ liệu và chỉ số về phản ứng não trước của chuột với nhiều loại mùi khác nhau. Nhưng trước khi vào bước này, việc đầu tiên các nhà khoa học phải làm là huấn luyện chúng nhận diện được chất nổ và thuốc phiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề duy nhất các nhà khoa học đang phải đối mặt: trong khi phải mất ba tháng để huấn luyện bài bản một con chuột công việc đánh hơi này, tuổi thọ của chúng chỉ dừng lại ở một năm. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà khoa học sẽ phải liên tục huấn luyện các đội quân chuột để cung cấp cho các lực lượng an ninh.

Dẫu vậy, khó khăn này không thể làm nhụt chí các nhà khoa học ở thành phố cảng Rostov-on-Don gần biên giới với Ukraine. Hiện ba nhóm nghiên cứu vẫn đang hăng say làm việc với dự án tại trường đại học South Federal.

Tại nhiều quốc gia như Angola, Tanzania, Mozambique, Campuchia và Thái lan, loại chuột hamster châu Phi đã được sử dụng để phát hiện mìn. Colombia cũng sử dụng chuột bạch với cùng mục đích. Trong khi Israel dùng chuột để kiểm tra hành lí tại sân bay.

Anh Tiếu (Theo D.M)
Đội quân robot bảo vệ vũ khí hạt nhân Nga
Đội quân robot bảo vệ vũ khí hạt nhân Nga

Hiện các nhà sáng chế Nga đang tập trung nghiên cứu phát triển loại robot mới phục vụ trong quân đội có khả năng bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của Nga cũng như yểm trợ chiến đấu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN