Ra mắt sách "Lịch sử Thư pháp Việt Nam"

Ngày 11/2, tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức buổi giao lưu và ra mắt sách “Lịch sử Thư pháp Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Sử.

Khách tham quan thưởng lãm nghệ thuật thư pháp tại Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017. Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN

Sách “ Lịch sử Thư pháp Việt Nam ” dày gần 300 trang, gồm 2 phần: Lược sử nghệ thuật thư pháp tại các nước Đông Nam Á và Lịch sử nghệ thuật thư pháp Việt Nam.

Đây là quá trình khảo cứu các sử liệu Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Sử, kết hợp với nghiên cứu sử liệu Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bàn về thư pháp, khảo sát và đối chiếu một hệ thống các tác phẩm thư pháp Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, hiện vẫn còn lưu giữ trong các đền, chùa, trên bia đá, vách núi, hang động hay trên giấy.

Theo đó, ở hai triều đại Lý, Trần, nền thư pháp Đại Việt đã phát triển đến độ cực thịnh, ở mỗi thể chữ triện, hành, thảo, lệ...đều có tác phẩm đỉnh cao. Nhà Lê trải hơn 20 năm biến loạn vẫn giữ gìn được nền tảng cũ, đồng thời hình thành lối chữ hoa áp – một phong cách chữ đặc thù thống lĩnh thư đàn nước Việt. Thời Nguyễn lại xuất hiện hàng loạt các thư gia, mỗi người một lối biểu đạt khác nhau khiến cho thư đàn vô cùng sôi động.

Cuốn sách Lịch sử Thư pháp Việt Nam được xem là dòng sách khảo cứu theo xu hướng mới hiện đại, với chất lượng minh họa và thuyết minh cao, thuyết phục về dữ liệu, được in màu, như sách đồ họa, đồ điển về nghệ thuật.

Chia sẻ tại buổi giao lưu cùng độc giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Sử cho rằng, việc nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật suốt hơn ngàn năm lịch sử là một quá trình lâu dài và phức tạp. Nhận thức những giá trị, thông tin, những phong cách, trào lưu thể hiện qua từng thời đại đòi hỏi sự dụng công cũng như kiến thức tổng hợp sâu rộng.

Gia Thuận (TTXVN)
Quản lý trình độ viết thư pháp của ông đồ tại Hội chữ Xuân
Quản lý trình độ viết thư pháp của ông đồ tại Hội chữ Xuân

Người dự khảo tuyển được sử dụng từ điển, yêu cầu viết đẹp, viết đúng, bố cục bức thư pháp tốt. Khi viết, các ông đồ phải nêu được ý tưởng bức thư pháp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN