Quy hoạch hai bờ sông Hương phù hợp sự phát triển đô thị

Dự án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương" là dự án thí điểm, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ 6 triệu USD, được triển khai từ tháng 9/2015, với nội dung thực hiện quy hoạch hai bờ sông Hương dài khoảng 15 km, bắt đầu từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh.

Dự án nhằm mục tiêu thiết lập quy hoạch phù hợp với sự phát triển của đô thị Huế mang tính bền vững của một thành phố văn hóa và du lịch. 

 Được triển khai từ tháng 9/2015 đến nay, dự án đã thu được nhiều kết quả khả quan. Trên cơ sở kết quả này, vừa qua các nhà quản lý của tỉnh Thừa Thiên - Huế và đại diện dự án đã tổ chức tổng kết giữa kỳ, qua đó thu thập ý kiến của các ban, ngành, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử tập trung vào các quy hoạch phát triển không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hai bên bờ sông Hương. 

Trong giai đoạn tới của dự án, KOICA tiếp tục bổ sung chi tiết quy hoạch hạ tầng quanh sông Hương, tập trung quy hoạch phát triển không gian mở với các công trình công diễn ngoài trời, công trình thương mại, công viên, quảng trường đi bộ và điểm ngắm cảnh. Cùng với đó là những công trình thoát nước và xử lý rác thải gắn với quy hoạch phòng chống thiên tai. 

Sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế.

Đáng chú ý, KOICA đã có những ý tưởng đề xuất những nội dung chính về thiết kế dự án thí điểm xây dựng cầu đi bộ dọc bờ nam sông Hương dài 380 mét, với chi phí hơn 60 tỷ đồng, dự kiến công bố mở thầu quốc tế vào tháng 12/2016 và triển khai xây dựng vào đầu năm 2017. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho biết, mục tiêu của dự án là thiết lập quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương phù hợp với sự phát triển của đô thị Huế, mang tính bền vững của một thành phố văn hóa và du lịch... 

Trong đó, tỉnh tập trung phối hợp quy hoạch chi tiết theo hướng phát triển từng khu vực hạ du, khu qua trung tâm thành phố Huế và vùng thượng du nhằm cải tạo, xây dựng mới các công trình, gắn kết cảnh quan, phát triển các khu du lịch ven sông, đảm bảo các yếu tố thân thiện môi trường... 

 Phương án cơ bản là dựa vào đặc điểm tự nhiên của sông Hương và đô thị Huế làm nền tảng để thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng khu vực liên quan và thành lập phương án phát triển hai bờ sông Hương như quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, thiên tai, môi trường. Về chi tiết, dọc sông Hương sẽ hình thành không gian du lịch liên tục và xây dựng mạng lưới giao thông đường thủy. Ở khu vực thượng nguồn, tỉnh tập trung bảo tồn các khu vực phân bổ di sản văn hóa, nguồn nước; khu vực qua thành phố Huế, nhất là đoạn kinh thành Huế sẽ liên kết với mảng công viên hai bờ sông hiện có, kiến trúc kinh thành và hạn chế chiều cao các công trình ven sông; mở rộng và phát triển đô thị ở khu vực hạ lưu. 

 Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương phù hợp với các chức năng nhằm xem xét tính bảo tồn, phát triển môi trường sinh thái thân thiện hai bên bờ sông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố Huế nhờ bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch; đồng thời thực hiện dự án thí điểm theo quy hoạch chiến lược để sông Hương trở thành trung tâm hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí của Huế.
Bài và ảnh: Quốc Việt
Khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương
Khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương

Ngày 17/10, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương, vị trí tại khu vực bồn hoa, với tổng diện tích 900m2 và hợp phần cây xanh khác thuộc khu quy hoạch Vỹ Dạ, phường Vĩ Dạ, thành phố Huế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN