Nốt lặng phố Ông Đồ

Nó là nốt lặng vì không phải thú chơi phổ biến. Người ta khó bỏ ra tới 200.000 đồng cho một bức tranh nhỏ và 400.000 đồng cho một bức tranh lớn, với lại, giữa phố Ông Đồ mà chỉ bán tranh thư pháp đã vẽ sẵn, “tĩnh” và không có “thao tác” múa bút, phất giấy… thì xem ra cũng khó hấp dẫn người lại qua.

 

Tiến Thuyết cùng những bức tranh thư pháp ngựa treo trên tường Văn Miếu.


Nhưng với những người có chút trải nghiệm có chút trầm lắng của tuổi đã nhiều, thì việc dừng chân và bị hút lại tại nơi bày tranh của Tiến Thuyết là không hề lạ. Chàng trai phố Trung Kính, rụt rè một chút, lần đầu tiên theo bạn bè rủ nên tới phố Ông Đồ, lại vào đúng năm Giáp Ngọ, nên " tài sản" của Tiến Thuyết là gần trăm bức tranh ngựa, vẽ theo kiểu thư pháp. Gần trăm con, không con nào giống con nào, mỗi con là một “thế”, mỗi con đại diện cho một “chữ”. Có thể là “Đạt”, “Phúc”, “Phát”. Có thể là thế tung vó, có thể là thế vờn nhau… nhưng dù ở thế nào, là chữ nào, thì là tranh của năm mới, nên đều có xu hướng là “tiến”, ý là thăng tiến, Tiến Thuyết tâm sự vậy.

 

Lặng lẽ với những bức tranh để chờ "tri kỷ".

 

Tranh giấy dó vẽ bằng mực tàu, nét thanh nhiều hơn nét đậm, có chút mơ hồ, bay bổng. Mỗi ngày chỉ bán được vài bức, ngày nhiều mới được chục bức, nhưng đâu có thể làm chàng trai trẻ này buồn. Tiến Thuyết bảo, ví như hôm rồi, có anh khách tên Tân ở phố Nam Ngư, một lúc mua mười mấy bức về bày. Cái nghề này, gặp được người hiểu mình như thế, coi như là đủ đầy, nên ngại gì những lúc ngồi không, mặc những ông đồ xung quanh tíu tít khách.



Những bức tranh thư pháp vẽ ngựa luôn ở thế "tiến".


Thế nên gọi Tiến Thuyết là nốt lặng, nhưng không phải là “lặng lẽ” đâu!


Tuyết Anh



Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN