Nhân cách một con người trong “Thời gian và ký ức”

Nhà báo Trần Tiệu chính quê làng Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An; cụ tuổi Đinh Mão (1927), bản mệnh hỏa, nên sớm xông pha nơi khói lửa thuộc lớp trí thức Tây học “có cỡ” những năm đầu cách mạng tháng Tám ở trong vùng; từng hóa trang, mặc áo bà già leo lên đình làng dán truyền đơn; Phát lệnh tổng khởi nghĩa; rồi đi thẳng vào khói lửa chiến tranh; Thành nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự; sau “47 năm binh nghiệp” Người ẩn cư ở Hà Thành với quân hàm đại tá.



Rồi ông gom góp được 654 cuốn sách: Đủ các loại: Đông, Tây, Kim, Cổ, trị giá hàng chục triệu đồng; chia làm 3 đợt đem biếu trường THCS Vĩnh Thành. Tôi nói dài dòng đến thế là để thấy trong quyển thời gian và ký ức; con người và nhân cách ông hiện lên rất rõ. Thực ra lúc đầu quyển sách có tên là: “47 năm binh nghiệp”, sau mới đổi lại tên như trên. Sách do nhà xuất bản Quân Đội nhân dân in lâu dài với với số lượng 660 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 dày 248 trang, bìa cứng, xanh, in đẹp. Sách chia làm 3 phần; phần một: “Tạm biệt trai làng hẹn ngày tái ngộ; phần 2: thời gian và ký ức; phần 3: đôi dòng tự bạch; riêng ở phần 1: cảm xúc “của một kẻ xa quê” đã khiến ông viết rất hay về: “kẻ Vĩnh làng xưa”, “cách mạng là gây hội”, “tạm biệt trai làng, hẹn ngày tái ngộ”.

Các nhà địa phương học hoặc những người muốn tìm hiểu lịch sử quê nhà; có thể tìm ở đây những chi tiết rất hay và rất đắt: “Nước giếng làng lấy một lần, nhớ một đời”… Đúng là một dải nước non cẩm tú: “Linh sơn phúc địa” “Bầu trời cảnh bụt, thiên nhiên trao cho làng Vĩnh; ai đã đến chiêm bái một lần; còn muốn đến đôi ba lần nữa…”(Kẻ Vĩnh làng xưa); lên đường theo tiếng gọi non sông: “Nghe tin (bà con) đến nhà tiễn tôi. Cảm động nhất có một cậu đen (có tên là Điệp) khóc sướt mướt khi phải xa tôi; xa lớp học; ông Sam, ông Đào khương, chú chắt chúc từ xóm trong, tiễn tôi quá làng mới quay lại. Bác miết xoa đầu tôi tủm tỉm; trong quân đội; có người “cúp ca rê” cho cháu không?” (tạm biệt trai làng hẹn ngày tái ngộ).



Tiếp đến phần 2: Cảm giác ngậm ngùi khi phải xa quê đã nhường lại cho cảm xúc anh hùng ca; ca ngợi bác Hồ; ca ngợi đại tướng Võ Nguyên Giáp; cùng các nhân sỹ trí thức đóng góp cho quân đội; hàng loạt chân dung được dựng lên như: Nguyễn Ngọc Xuân (người chỉ huy quân giới đầu tiên). Trần Đại Nghĩa Chuyên gia vũ khí); Hồ Văn Huệ suốt (đời tận tụy vì sức khỏe đồng đội); Nguyễn Tấn (người chỉ huy tài chính đầu tiên của quân đội). Tướng Lê Quốc Sản (người chỉ huy chính trị đội hải ngoại 4); Hồ Thị Bi (bà ủy viên kinh - tài miền đông); cho đến những: Nguyễn Đức Tịch, Nguyễn Trản (Vương Nhị Chi), Trần Đăng Ninh, anh Lâm Kính, thầy giáo Đỗ Xuân Hợp, Hoàng Cầm, Doãn Quang Khải, Lê Chưởng, bà Nguyễn Thị Định; Trương Kim Tuấn; tướng Lê Nam Thắng…

Qua hàng loạt chân dung này, nhà báo Trần Tiệu bộc lộ một năng lực hiếm có của một nhà báo; từng trải, giàu chiêm nghiệm và đời sống nội tâm. Ông viết rất có chất văn, rất gợi, biết 10 chỉ nói 7; chọn chi tiết rất tài; đây là giọng của một bà nông dân: “Chú ni thoát chết ở vạn rú, nhờ máy bay mù” (quán mẹ chiến sĩ); đây; chân dung một “hiệp sĩ”; các đồng chí lãnh đạo khu 9; đánh giá rất cao Vương Nhi chỉ là một thương binh nặng, mất cả hai tay, đi lại, sinh hoạt, vô cùng khó khăn, nhưng lúc nào cũng lạc quan, ngày đêm lao vào công việc” (tấm gương Vương Nhị Chi); miêu tả Bác Hồ; ông đã chọn những chi tiết lạ: ”Bác uống một chén rượu thuốc, ăn hai lưng cơm, bác động viên anh Nghĩa, anh Xuân ngồi bên “nhiệm vụ hai chú còn rất nặng nề; phải cố ăn uống mà giữ sức”…

Trông bác đúng là một ông ké miệt rừng thực thụ, không ai có thể nhận ra người ngồi ung dung trên lưng ngựa là Bác Hồ, vị tổng tư lệnh tối cao của đất nước”(6 năm trước Bác Hồ về thăm binh công xưởng đội cấm) hoặc: “Cụ Hoàng Đao Thúy - tổng thư ký kể lại câu chuyện Bác Hồ tặng cụ một chiếc quạt lá cọ với lời đề nghị: Nhờ cụ quạt cho phong trào lên” (hơn nghìn chiến sĩ ngày này sang năm) hay đánh giá một con người: “Cứ đến ngày ấy, tôi lại nhớ đến anh Lê Chưởng, một nhà cách mạng kiên cường, năm lần bị địch bắt, giam cầm, bị tù đày, vẫn giữ vững khí tiết, một vị nhân tướng của thời đại Hồ Chí Minh, một chính ủy mẫu mực tài năng, văn võ song toàn: (Chính ủy Lê Chưởng) “trông thân hình ông “đồ sộ”; cao lớn với cái tên mới; bọn Pháp xì xào: “Việt Minh có những vị tướng thật oai phong”, “khó mà thắng những ông Thắng (Lê Nam Thắng) như thế” (tư lệnh công binh). Hay cho đến những người bạn cũ ở làng như Đào Lương Thiện, Trần Xuân Linh, Ngô Minh Hớn, ông cũng có những khắc họa rất lạ, dễ nhớ…

Phần cuối của tập sách: “Đôi dòng tự bạch “cảm xúc dừng lại; thoáng một tiếng thở dài của tôi “cổ lai hy” ám ảnh quê hương, đền miếu tổ tiên, chòm xóm lại trở về trong ông; như lời thơ người bạn tặng ông; bỗng dội ngược về ký ứ: “Vườn nhà rụng trắng hoa chanh/mẹ ta tìm lá nấu canh tập tàng”, thật thương khi một nhà báo cuối đời phải viết: “Mẹ cha day dứt nhớ thương/ngẫm mình tệ bạc níu lưng không tròn”.

Không: “Nén hương” của ông đã tròn, với tổ tiên, với đất nước này, và chúng tôi, lớp hậu sinh khi nhìn đến cuốn sách: “Thời gian và ký ức - NXB Quân Đội nhân dân 2013” của tin còn một chút này; sẽ nói với cháu con rằng: “Làng ta có bác Tiệu, người đã trọn một đời, trọn việc nước, vì việc làng, vẫn hết lòng với con cháu quê hương”.

Bài và ảnh: Trần Ngọc Khánh

Di tích lịch sử núi Mo So bị "bức tử" thô bạo
Di tích lịch sử núi Mo So bị "bức tử" thô bạo

Di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia Mo So hiện đang phải kêu cứu vì bị xâm hại, bức tử một cách thô bạo suốt nhiều năm qua khiến những giá trị độc đáo của nó thui chột dần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN