Nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua đời

Tác giả “Chiếc lược ngà”, “Mùa gió chướng” … vừa ra đi ở tuổi 83, tại nhà riêng ở Quận 7 (Thành phố Hồ Chí Minh). Thông tin được Chánh Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Đỗ Hàn cho biết vào chiều tối 13/2.

Chánh Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam bùi ngùi: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua đời vào 16h ngày 13/2 để lại văn nghiệp đồ sộ, nồng thắm tình yêu quê hương, con người Việt Nam. Để chia sẻ niềm thương tiếc với gia đình nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam đã cử Phó Chủ tịch Lê Quang Trang phụ trách việc phối hợp với gia đình, các cơ quan, tổ chức… tổ chức trọng thể tang lễ cho Nhà văn.

Chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.


Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12/1/1932, tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội, hoạt động ở chiến trường miền Nam. Sau năm 1972, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu sự nghiệp viết văn; rồi quay lại miền Nam, tham gia cuộc kháng chiến và tiếp tục viết văn. Ông từng giữ chức Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khóa 1, 2 và 3.

Nguyễn Quang Sáng đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Ông còn được các giải thưởng văn học khác gồm: Giải thưởng báo Thống Nhất, Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải Mai vàng tác phẩm văn học được yêu thích nhất do công chúng bình chọn và các giải thưởng về điện ảnh như: Huy chương vàng Liên hoan phim toàn quốc 1980, Huy chương vàng Liên hoan phim Moskva năm 1981 cho bộ phim “Cánh đồng hoang”…

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được biết đến với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là: Con chim vàng, Người quê hương (truyện ngắn, 1968), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966), Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966), Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Người con đi xa (truyện ngắn, 1977), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985), Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988), 25 truyện ngắn (1990)… Ngoài ra, ông còn là tác giả kịch bản của một số bộ phim nổi tiếng như: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Con gà trống, Tổ quốc tiếng gà trưa, Như một huyền thoại, Cho đến bao giờ, Mùa nước nổi…



Mỹ Bình
Văn chương một thời để nhớ
Văn chương một thời để nhớ

Dẫu đã qua bao năm tháng, nhưng hôm nay khi đọc lại những tác phẩm của nhà văn Hồ Phương như Thư nhà, Cỏ non, Đứa bé ốm,… người đọc vẫn bị hấp dẫn bởi giọng văn mộc mạc, lối kể chuyện tự nhiên nhưng giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và đậm tính nhân văn của ông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN