Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung - một nét đẹp về huyền thoại tình yêu

Ngày 21/3, tại khu di tích đền Đa Hoà - Dạ Trạch, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã diễn ra Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung.

Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất của cả nước gắn với huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử giữa công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. Lễ hội mở màn cho các hoạt động văn hóa ở Hưng Yên hưởng ứng Năm quốc gia du lịch Đồng bằng sông Hồng. Được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã thu hút hàng vạn khách thập phương từ khắp nơi trong cả nước về dự.



Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Ảnh: baohungyen.vn.


Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm nay được tổ chức theo quy mô lễ hội hàng tổng, với sự tham gia của 9 làng trong Tổng Mễ thuộc các xã Bình Minh, Dạ Trạch (Khoái Châu) và Mễ Sở (Văn Giang). Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, Ban tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội bảo đảm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của các tầng lớp nhân dân.

Phần lễ có các nghi lễ bảo tồn nguồn gốc truyền thống lễ hội xưa để lại như: lễ rước kiệu, rước nước, múa sinh tiền… Đối với phần hội tiếp tục duy trì các trò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, chọi gà, đi cầu kiều, đu cây và một số trò chơi khác. Trong thời gian diễn ra lễ hội đan xen nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như thi bơi chải, cờ tướng, cầu lông, múa rồng, hát ca trù, trống quân, quan họ, chầu văn…

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm tr­ước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm ng­ười, là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung là lễ hội tình yêu độc đáo nhất cả nước, không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là điểm du lịch tham quan hấp dẫn của du khách trong tua du lịch đồng bằng sông Hồng.


Mai Ngoan
Lễ hội kỷ niệm 1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Lễ hội kỷ niệm 1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Ngày 17/3 (tức ngày 6/2 âm lịch), tại đền thờ Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội truyền thống kỷ niệm 1973 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN