Hướng tiếp cận mới về phát triển bền vững Tây Nguyên

Ngày 22/4, trong tọa đàm giới thiệu sách, Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức cho rằng cuốn sách ”Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên” đưa ra hướng tiếp cận mới phải thay đổi tư duy phát triển Tây Nguyên.

Tây Nguyên là một vùng đất quan trọng, luôn mang một sức hút đặc biệt. Trước 1975, nếu Tây Nguyên được “cả nước hướng về” nhờ vai trò “hậu phương trong lòng cuộc chiến” cho cả Nam Bộ và mái nhà quân sự của toàn vùng chiến trận Đông Dương. Sau 1975, trong khoảng 20 năm đầu, Tây Nguyên trù phú trở thành “miền đất hứa” có thể chia sẻ gánh nặng vật chất cho nhiều vùng kinh tế - xã hội của đất nước thời hậu chiến. Trong hơn hai thập niên trở lại đây, phát triển theo nhiều chiều hướng ngày càng phức tạp trên nhiều lĩnh vực, tây Nguyên lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều thành phần và dư luận xã hội.

Sau gần 4 thập kỷ phát triển, hạn chế đang dần lấn át thành tựu, thách thức khả năng ổn định, phát triển của Tây Nguyên và nhiều vùng, cộng đồng liên đới trong cả trước mắt và lâu dài. Do tầm chiến lược quan trọng đặc biệt của Tây Nguyên, ngày nay, nhiều vấn đề cơ bản của nó đã vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của một vùng miền để trở thành vấn đề “quốc gia đại sự”, thu hút những người quan tâm đến một hướng đi cho Tây Nguyên.

Thạc sĩ Phạm Quang Tú, đồng Chủ biên cuốn sách cho rằng có một cách nhìn khác, với Tây Nguyên sự giàu có về tài nguyên chỉ là bề nổi. Thực tiễn Tây Nguyên đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn cần được giải quyết. Trong đó việc nghiên cứu, đánh giá về những thành quả, hạn chế của Tây Nguyên; những bất cập chủ đạo, cũng như việc đề ra định hướng chiến lược, các mô hình phát triển, chính sách cụ thể cho Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết. Suy tư về hiện trạng Tây Nguyên hướng đến một triết lí, mô hình phát triển bền vững thật sự cho vùng đất đặc biệt quan trọng này.

Định hướng phát triển mới với tầm nhìn 30 - 50 năm và 4 nhóm giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách tương ứng với 4 lĩnh vực cốt yếu của phát triển bền vững gồm thể chế chính sách, kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên - môi trường. Phát triển không hẳn là khai thác, bóc lột tài nguyên bằng mọi giá, mà là bảo tồn, làm giàu vốn tài nguyên hiện hữu để Tây Nguyên có thể trở thành vùng dự trữ sinh thái chiến lược.

Trong điều kiện đó, Tây Nguyên không hưởng lợi từ con đường bóc lột mà từ sự giàu có, đa dạng tài nguyên của một vùng dự trữ đúng nghĩa. Đó là cách làm giàu sang trọng mà Tây Nguyên đã lỡ mất cơ hội áp dụng trong quá khứ nhưng vẫn còn có thể áp dụng trong một giới hạn nào đó ở hiện tại.

Đây còn là cơ hội hiếm có để nhắn gửi một thông điệp với thế hệ tương lai rằng, thế hệ hiện tại đã suy tư, tìm tòi, hành động đến cùng trong những khả năng và giới hạn của thời đại họ, để góp phần giúp Tây Nguyên phát triển bền vững, không phải chỉ để cho họ, mà cho cả muôn đời sau, Thạc sĩ Tú nhấn mạnh.


Minh Nguyệt

Tây Bắc bộ nắng nóng, Tây Nguyên và Nam bộ đề phòng dông lốc, mưa đá
Tây Bắc bộ nắng nóng, Tây Nguyên và Nam bộ đề phòng dông lốc, mưa đá

Trong ngày hôm nay, 20/4, Bắc bộ vẫn được hưởng tiết trời dịu mát, gió nhe. Gió Đông Nam cấp 3 sẽ khiến trời có mưa nhỏ, nhưng cường độ yếu nên không ảnh hưởng đến những hoạt động vui chơi của người dân trong ngày cuối tuần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN