Bảo vệ môi trường di tích, danh lam thắng cảnh

Ngành văn hóa đã quyết định triển khai dự án điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc bảo vệ môi trường này.

Vấn đề được quan tâm

Cách đây nhiều năm, ngành văn hóa Bình Định nghiêm túc đã đặt ra vấn để bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.Theo đại diện tỉnh Bình Định, di tích thắng cảnh Ghềnh Ráng với một diện tích khá rộng, lại nằm trên một địa bàn phức tạp, nơi thường xuyên xảy ra các vụ xâm phạm cảnh quan môi trường, nên việc bảo vệ môi trường tại đây cũng gặp nhiều khó khăn. Để triển khai việc bảo vệ môi trường, đơn vị quản lý và khai thác du tích thắng cảnh Ghềnh Ráng đã có sự phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương như lực lượng kiểm lâm, công an, chính quyền địa phương truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác lâm sản, xây dựng trái phép... đồng thời thường xuyên thực hiện báo cáo đánh giá tác động của môi trường đến dự án đầu tư khu du lịch.

Lễ hội Đền Hùng hàng năm luôn thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

Trong những năm qua, công tác giữ gìn môi trường sinh thái, đảm bảo vệ sinh môi trường trong Di tích lịch sử Đền Hùng luôn được Khu di tích lịch sử Đền Hùng quan tâm, chú trọng nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường trong di tích luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Khu di tích thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực Đền Hùng chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ di tích và rừng quốc gia Đền Hùng; đồng thời triển khai ký cam kết với 34 hộ dân đang sinh sống trong khu vực rừng quốc gia Đền Hùng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên và phòng chống cháy rừng.

Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường như tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải tại các khu vực trong di tích và tập kết đúng nơi quy định, kịp thời vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo cảnh quan, môi trường luôn sạch, đẹp. 

Tuy nhiên, đó chỉ là một vài điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương. Rất nhiều nơi, công tác này chưa được quan tâm đúng mức.

Tạo thành chủ trương lớn

Dự án Điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; đã được Bộ VHTTDL triển khai; nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nói chung và tại các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia nói riêng; góp phần phát triển du lịch bền vững, cũng như công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Đơn vị điều tra gồm các Sở VHTTDL/Sở Du lịch; Ban Quản lý di tích các tỉnh/thành phố; Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và khu/điểm du lịch quốc gia. Cuộc điều tra được thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong hai năm 2016 - 2017. Đối tượng điều tra của Dự án gồm: Khu, điểm du lịch cấp quốc gia, Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Nội dung điều tra tập trung vào đánh giá hiện trạng bảo vệ môi trường đối với các khu di sản thiên nhiên, cảnh quan, nét đẹp thiên nhiên thuộc các khu điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
PV
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh núi Nưa: Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh núi Nưa: Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng trong 5 năm (2011-2015) để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử danh lam thắng cảnh núi Nưa - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, gắn với phát triển du lịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN