Xin đừng 'xâm hại' trẻ thêm một lần nữa

Trẻ em bị xâm hại tình dục để lại một di chứng về tâm lý vô cùng ghê gớm, thay vì phải chữa lành những tồn thương cho con trẻ thì chúng ta chỉ đặt vấn đề "làm sao tìm ra được ai là thủ phạm", điều này vô tình chúng ta đã "xâm hại" trẻ lần 2.


Trẻ bị xâm hại tình dục, nỗi đau "âm ỉ"


Theo PGS- TS Trần Thị Kim Xuyến, trường ĐH Văn Hiến, tình trạng xâm hại trẻ đã diễn ra từ rất lâu. Theo thống kê, từ năm 2011- 2015, cả nước có khoảng 5.000 trẻ bị xâm hại, điều này đồng nghĩa cứ 8 phút là có 1 trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các số liệu hiện hữu về xâm hại tình dục ở trẻ ít hơn hiện thực do các con số này không được thống kê đầy đủ. Nguyên nhân là do quan niệm về sự kỳ thị của người bị hại, khiến các em không dám nói lên sự thật.


Đáng lo ngại hơn, độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp. Trong khi đó, theo bà Xuyến, sự tổn hại về mặt tinh thần đối với trẻ không phải xảy ra ngay khi thời điểm bị xâm hại mà nó ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ sau này, dẫn đến tình trạng lệch lạc về tinh thần và khiến các em mất đi niềm tin.


Theo các chuyên gia tâm ký, khi trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ thường trải qua một nỗi sợ hãi mặc cảm khủng khiếp với bạn bè, cha mẹ. Theo đó, trẻ nhỏ tuổi bị xâm hại thường có những biểu hiện hoảng loạn, sợ tiếp xúc với người khác, sợ đi học, sợ khi bị cởi quần áo, trẻ thường giật mình ngủ, mơ khóc trong đêm. Trẻ lớn hơn bị xâm hại thường có biểu hiện trầm tính, ít nói, hay hoảng hốt và giật mình, trẻ mặc cảm vào bản thân và có nhiều biểu hiện bất thường khác.


Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà cho biết, đối với 1 đứa trẻ học lớp 1, nếu chẳng may bị xâm hại tình dục, phụ huynh sẽ khó phát hiện ngay thời điểm xảy ra gần nhất. Xét về tâm lý, nếu không có dấu hiệu như chảy máu hoặc tổn thương bộ phận sinh dục thì hầu hết trẻ sẽ không nói, không kể vì trẻ nhanh quên vì chưa hiểu về tình dục cũng như ý thức được thế nào là bị xâm hại. Trẻ chỉ kể ra hoặc khóc nếu thân thể, bộ phận sinh dục bị tổn thương gây đau đớn. Theo đó, phụ huynh chỉ phát hiện thông qua dấu vết thể hiện trên thân thể của trẻ như bầm tím, chảy máu. Hoặc phát hiện nếu trẻ mang thai.

Trẻ bị xâm hại tình dục cần phải được hỗ trợ về mặt tâm lý đầu tiên.

Tuy nhiên, khoảng 6 tháng đến 1 năm sau trẻ sẽ có dấu hiệu bị ảnh hưởng tâm lý, thậm chí đến tuổi dậy thì hoặc lập gia đình. Đây là khoảng thời gian để trẻ nhớ, hồi tưởng lại sự việc xảy ra trước đó. Biểu hiện sẽ là rối loạn giấc ngủ, bám người thân, rụt rè khi đến nơi lạ lẫm, sợ hãi khi tiếp xúc người lạ, bỏ sở thích hàng ngày và có sự né tránh.


Thạc sĩ Tâm lý Kiều Thanh Hà cho biết thêm, đối với trẻ lớn hơn, nếu bị xâm hại trẻ sẽ bị tổn thương theo 2 chiều. Thứ nhất, trẻ sẽ bị ham thích tìm hiểu tình dục, thích ôm ấp, sa đà vào phim đen, ảnh hưởng đến học tập, vui chơi, tính cách. Ngược lại, trẻ sẽ sợ hãi, từ chối hết tất cả những thứ liên quan, trầm cảm, mất giấc ngủ, ảnh hưởng đến chuyện tình cảm, cuộc sống gia đình sau này, mất niềm tin, ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội.


Đừng gieo thêm nỗi đau cho trẻ


Theo Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, Giảng viên Học Viện Hành chính Quốc gia, xâm hại tình dục trẻ em để lại một hậu quả rất ghê gớm, nhưng điều quan trọng là phải làm sao hỗ trợ tâm lý cho các con, làm các con được ổn định. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh khi thấy con có dấu hiệu bị xâm hại họ rất bất bình và thường tra hỏi lại con. Cứ bắt con mình nhớ lại, kể đi kể lại chuyện bị xâm hại. Điều này làm cho trẻ bị di chấn tâm lí nhiều hơn.


Luật sư Đào Thị Bích Liên chia sẻ: "12 năm qua, tôi đã nhận giúp rất nhiều trẻ bị xâm hại. Khi nghi ngờ con mình có dấu hiệu bị xâm hại thì người mẹ cần phải bình tĩnh, vỗ về để con vượt qua nỗi sợ bằng cách từ từ nghe con tâm sự chứ không giận hờn, tìm cho ra kẻ hại trẻ, vì như vậy sẽ nỗi đau chồng nỗi đau".


Theo bác sĩ tâm lý Hoàng Vũ Quỳnh Trang, bệnh viện Nhi Đồng 1, khi nghi ngờ con mình bị xâm hại tình dục, người mẹ cũng cần phải thật bình tĩnh để con có một môi trường an toàn, bình yên nhằm thoái mái thổ lộ mọi chuyện. Không đánh con hay tự đổ lỗi cho mình. Phải làm sao có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý, pháp lý, công an... Tất cả tiến trình này phải đồng bộ vì mỗi lần tiếp xúc với trẻ là một lần làm cho trẻ tổn thương.


" Vào thời điểm này, vai trò của người mẹ rất quan trọng. Vì vậy, cần phải điều trị tâm lý cho người mẹ trước tiên", bác sĩ Trang cho biết thêm.


Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cũng đưa ra vấn đề, tại sao những ca xâm hại tình dục lại dẫn đến tự tử? Là do bị chính người thân, cơ quan báo chí, công an... hỏi đi hỏi lại quá nhiều. Trong khi kẻ bị tình nghi lại không được đưa ra ánh sáng, không chịu hình phạt thích đáng. Điều này làm mất niềm tin và dẫn đến trẻ bị xâm hại tử tử.


Đồng quan điểm, PGS Kim Xuyến cũng chia sẻ thêm, dường như chúng ta chỉ đặt vấn đề liên quan đến tội phạm chứ không đặt vấn đề bảo vệ bị hại trước.


Đan Phương
Cần xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em không theo hướng hòa giải
Cần xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em không theo hướng hòa giải

Tại buổi họp báo được tổ chức vào chiều 15/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nêu rõ, xâm hại tình dục trẻ em để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đến trẻ em và người thân, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN