Vi phạm của DN về lao động vẫn diễn ra thường xuyên

Đó là nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực lao động khi đánh đánh những khó khăn khi thực hiện các tiêu chuẩn lao động và các yêu cầu khi tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.

Quang cảnh hội thảo.

Nhằm góp phần đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực lao động, ngày 14/10,tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo “Đánh giá tác động của các cam kết lao động trong Chương phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu”.


Theo luật sư Trần Văn Chương, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, những vi phạm về tiêu chuẩn lao động phổ biến nhất là người lao động làm thêm quá số giờ quy định; doanh nghiệp thực hiện không đúng về nghỉ tuần, nghỉ lễ... Môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động đa số các doanh nghiệp không đầu tư và chủ động áp dụng các biện pháp xử lý, phòng ngừa. Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đầy đủ, chưa hỗ trợ lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ...


Theo số liệu của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) trong lĩnh vực việc làm, khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, giai đoạn đến 2025, dự kiến Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 7,5 triệu việc làm, tương đương 0,83 triệu việc làm mỗi năm. Khi gia nhập Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu, dự kiến lao động trong ngành khai khoáng sẽ tăng thêm khoảng 3,41%/năm, lao động trong ngành dệt tăng 1,53%/năm, tuy nhiên, ngành sản xuất trang phục tăng nhẹ, khoảng 0,38%/năm. Một số ngành khác có mức tăng lao động hàng năm cao hơn như: vận tải đường thủy (3,7%) sản xuất kim loại (2,65%), sản xuất máy móc, thiết bị (2,49%)...

“Việc gia nhập Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu sẽ tạo "áp lực" đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo; dễ xảy ra nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường nếu không có một chiến lược nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ và chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp lý; gia tăng bất bình đẳng, phân hóa thu nhập...”, bà Lê Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐTBXH) nhận định.


Để góp phần thực hiện tốt các hiệp định thương mại tự do trong lĩnh vực lao động, Bộ LĐTBXH đã trình Chính phủ kế hoạch sửa đổi các dự án Luật liên quan, điển hình là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động 2012. Theo kế hoạch, tháng 1/2017, Bộ sẽ chỉnh lý, hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét quyết định trình dự án. Dự kiến, dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3 và thông qua vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017).


Còn phía doanh nghiệp cũng đánh giá, Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ hỗ trợ cải cách và có hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp Việt Nam nếu nắm bắt lấy cơ hội và thực hiện có hiệu quả. Chính phủ cần tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách bình đẳng, thuận lợi.


Ngày 1/12/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016, văn bản Hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định, lên kế hoạch ký kết hiệp định trong năm 2016. Dự kiến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu sẽ có hiệu lực từ năm 2018.


XC
Việc làm ý nghĩa của một nông dân
Việc làm ý nghĩa của một nông dân

Cần cù, chịu khó trong lao động cùng với ý chí vươn lên, ông Thạch Hoài ở ấp Nô Rè A, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh) là một tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó thoát nghèo, được nhiều người biết đến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN