Sự kỳ thị với những người LGBT giảm rõ rệt

Nhân 'Ngày quốc tế chống kỳ thị người đồng tính, song tính & chuyển giới 17/5”, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và một số tổ chức phi chính phủ đã tổ chức tọa đàm “Thành tựu và thách thức của Việt Nam trong bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới”.



Những năm gần đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) với nhiều thay đổi tích cực về cả xã hội và luật pháp. Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 cũng đã đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Trước đó, một nghị định của Chính phủ đã loại bỏ việc xử phạt hành chính đối với đám cưới giữa những người cùng giới tính. Tình trạng kỳ thị với LGBT cũng giảm đi khá rõ.


Tuy nhiên, cộng đồng LGBT vẫn phải đối mặt với những định kiến và kỳ thị ở gia đình, trường học và nơi làm việc. Theo kết quả khảo sát trên hơn 3000 người LGBT do Trung tâm ICS và iSEE tiến hành năm 2014, có 39% bị kỳ thị trong gia đình, chủ yếu bị mắng chửi (22,8%); 44% bị kỳ thị trong trường học, chủ yếu bị bạn bè trêu ghẹo, bị ép buộc cách ăn mặc, hoặc bị gọi phụ huynh đến. Trong môi trường công việc, 21% đã từng bị kỳ thị; tỉ lệ này cao đặc biệt trong nhóm chuyển giới, với 68% đã bị kỳ thị, bao gồm cả các trường hợp nghiêm trọng như cho thôi việc.


PV

Định kiến và kỳ thị trong gia đình gây hậu quả tâm sinh lý người đồng tính
Định kiến và kỳ thị trong gia đình gây hậu quả tâm sinh lý người đồng tính

Tại hội thảo “Hậu quả của định kiến kỳ thị trong gia đình với sức khỏe tâm trí của người đồng tính, song tính và chuyển giới” tổ chức ngày 24/6, các chuyên gia đều chung nhận định: Khi gia đình cố đưa những người đồng tính đi chữa trị, sẽ có những tác động xấu hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN